Mục tiêu của AMD là phối hợp và kết hợp khả năng của bộ xử lý x86 với ARM, tạo ra các bộ xử lý đa lõi liên kết với nhau qua một giao thức kết nối có tên gọi là Freedom Fabric có thể làm việc với cả 2 kiến trúc này.
Nhu cầu đối với các máy chủ nhỏ gọn
Các công ty như Facebook và Google mua rất nhiều máy chủ, đặc biệt đang có sự chú ý đến bộ xử lý ARM trên các máy chủ nhỏ gọn nhằm tiết kiệm điện năng và đáp ứng cho hoạt động tìm kiếm và mạng xã hội.
Williams thừa nhận rằng AMD đang cố gắng để mang lại cho khách hàng của mình một kiến trúc gần gũi hơn và trong tương lai sẽ là sự kết hợp của cả ARM và x86 trong các hệ thống máy chủ. Tuy nhiên, việc gia nhập vào nền tảng ARM có thể khiến công ty mất một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ARM, AMD cũng đang nỗ lực vào chip Opteron x86 của mình khi Opteron 6200 đang được Bộ Năng lượng Mỹ lựa chọn sử dụng cho siêu máy tính 20 petaflop trong Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge ở Tennessee. Bộ xử lý Opteron 6300 được sử dụng trong một siêu máy tính sẽ được cài đặt tại các trường Đại học ở Ấn Độ vào năm tới.
Chip Opteron có nhân Piledriver được AMD sử dụng trong các bộ xử lý Trinity trên laptop và máy tính để bàn. Lõi Piledriver dựa trên lõi Bulldozer xuất hiện trên Interlagors, nhưng lõi mới cung cấp hiệu suất tốt hơn. Chip mới được tinh chỉnh để cung cấp hiệu suất xử lý Java tốt hơn, và các gói phần mềm được chuẩn bị tốt hơn cho Piledriver so với tiền nhiệm của mình. Nhân Bulldozer được coi là sự thất vọng trong các thử nghiệm về hiệu suất làm việc so với dự kiến của AMD.
Chip Opteron 6300 có tính tương thích ngược và công ty đã quyết định gắn bó với 16 lõi nhằm ổn định socket làm việc. Theo Williams thì nếu chuyển sang công nghệ 20 nhân, người dùng có thể phải xem xét đến vấn đề cân bằng xung quanh bộ nhớ và khả năng xử lý của nó.
Thông số kỹ thuật của Opteron 6300
Bộ xử lý mới hỗ trợ chuẩn PCI-Express 2.0, trong khi chip dành cho máy chủ của Intel đã chuyển sang PCI-Express 3.0 nhanh hơn. PCIe-3.0 có khả năng cung cấp tốc độ di chuyển dữ liệu là 8 GT/s so với 5 GT/s của chuẩn trước đó.
Các thành viên ra mắt trong lần này, bao gồm Opteron 6386 SE có xung nhịp 2,8 GHz nhưng có thể ép xung lên 3,5 GHz, sử dụng TDP 145 watt với giá bán 1392 USD. Opteron 6380, 6378 và 6376 sử dụng TDP 115 watt, có tốc độ xung nhịp 2,3 GHz và 2,5 GHz nhưng có thể ép xung lên đến 3,2 GHz và 3,4 GHz với mức giá 1088 USD. Trong khi đó, Opteron 6366 HE có xung nhịp 1,8 GHz, hỗ trợ ép xung lên đến giá 3,1 GHz, sử dụng điện áp TDP 85 watt và được bán với giá 575 USD.
Ngoài ra, công ty cũng công bố 2 bộ xử lý 8 nhân Opteron 6300 có giá khởi điểm 293 USD và 1 bộ xử lý 4 nhân có giá khởi điểm từ 501 USD.
Bình luận (0)