xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sạt lở bờ biển Bình Thuận không hoàn toàn do tự nhiên

Bài và ảnh: CHÂU TỈNH

Bình Thuận đã rất cố gắng, rất tốn kém để ngăn chặn nhưng xói lở bờ biển vẫn không giảm mà ngược lại ngày càng gia tăng

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, hiện có gần 26 km bờ biển của tỉnh đang bị sạt lở. Riêng bờ biển Hàm Tiến - Mũi Né (TP Phan Thiết), gần 20 năm qua bị xâm thực từ 20 m đến 50 m, có những nơi biển xâm thực sâu vào bờ gần 100 m.

Xâm thực đe dọa hạ tầng du lịch

Khu vực Hàm Tiến - Mũi Né là nơi hoạt động của hàng loạt resort, nhà hàng, khách sạn. Theo khảo sát, đoạn bờ biển từ khách sạn Kim Ngân đến resort Làng Tre (phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết) bị xâm thực sâu vào đất liền hàng chục mét. Một số cơ sở du lịch bị sóng phá vỡ các tường kè, công trình. Trước tình trạng này, nhiều đơn vị kinh doanh du lịch phải xây kè để bảo vệ.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đến nay khu vực Hàm Tiến - Mũi Né có tổng cộng 11 doanh nghiệp du lịch tự bỏ kinh phí xây dựng kè tạm, với 3 dạng: kè bờ, kè mỏ hàn và kè bờ kết hợp mỏ hàn, với tổng chiều dài hơn 800 m.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, các công trình này chỉ mang tính đối phó, gây biến dạng đường bờ biển, làm mất mỹ quan khu vực, gây xói cục bộ. Ngoài ra, các vị trí chưa được đầu tư xây dựng kè bảo vệ bờ có nguy cơ bị xâm thực mạnh hơn, đe dọa đến tài sản, nhà cửa, tính mạng của người dân và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở du lịch trong khu vực.

Trong số gần 26 km bờ biển bị sạt lở ở Bình Thuận, nhiều nhất là TP Phan Thiết với 8,6 km, sau đó là các địa bàn: Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, thị xã La Gi, Hàm Tân.

Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức hội thảo "Một số giải pháp xây dựng kè biển tỉnh Bình Thuận". Các nhà khoa học cho rằng do phát triển nóng du lịch ven biển, trong khi thiếu nghiên cứu đầy đủ về quy luật diễn biến, động lực ven bờ, kết hợp biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khai thác khoáng sản thượng nguồn lưu vực và đặc biệt là các công trình tôn tạo, lấn biển... đã làm phá vỡ hình thái bờ biển đã ổn định lâu đời, gây xói lở.

Sạt lở bờ biển Bình Thuận không hoàn toàn do tự nhiên- Ảnh 1.

Kè tạm do các khu du lịch dựng lên chỉ là giải pháp tạm thời, đối phó với tình trạng sạt lở bờ biển

Tôn trọng quy luật tự nhiên

Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Thuận cho biết ngoài gần 27 km kè biển đã được xây dựng, theo quy hoạch công trình chống xói lở bờ biển Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020, toàn tỉnh dự kiến xây dựng 57 dự án kè biển và trồng rừng phòng hộ. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên việc thực hiện quy hoạch còn hạn chế. Kế hoạch giai đoạn 2022 - 2025 đang tiếp tục thi công 5 dự án kè và tiếp tục xin vốn đầu tư các dự án kè biển khác để tạo sự đồng bộ cho những điểm xung yếu trước tình trạng xâm thực.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học do GS-TS Lê Mạnh Hùng đứng đầu, các công trình kè bảo vệ bờ biển tỉnh Bình Thuận những năm gần đây đều có tác dụng bảo vệ bờ trực tiếp, lấn biển tạo thêm không gian, đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng của các doanh nghiệp. "Xong chính những công trình đó đã làm thay đổi chế độ động lực vùng ven bờ. Ít nhiều đã phá vỡ hình thái tự nhiên vùng ven bờ. Chính điều này đã dẫn tới xói lở, bồi lắng không kiểm soát được ở các khu vực lận cận. Điều này đã thể hiện rõ qua việc tỉnh Bình Thuận đã rất cố gắng, rất tốn kém nhưng diễn biến xói lở không suy giảm mà ngược lại càng ngày càng gia tăng kể cả về số lượng và quy mô" - báo cáo của nhóm các nhà khoa học này nêu.

Về giải pháp chống sạt lở bờ biển tại Bình Thuận, nhóm nghiên cứu đề xuất cần điều chỉnh lại các giải pháp, theo cách tôn trọng quy luật tự nhiên, không tác động thô bạo vào dải ven bờ. Trong đó, giải pháp tổng thể là mô phỏng mô hình về chế độ thủy lực, bùn cát vùng ven bờ để bố trí tuyến bờ hợp lý nhất, ổn định nhất, ít xói lở, bồi lắng gây thiệt hại lớn. Về giải pháp chống xói lở cho các khu vực đang bị uy hiếp, cần phải thực thi các công trình khẩn cấp, tốt nhất là xây dựng kè mềm giảm sóng gây bồi, với công nghệ tiên tiến và đồng bộ.

Các nhà khoa học cũng cho rằng trường hợp các doanh nghiệp tiến hành lấn biển để lấy lại ranh giới đất bị mất, cần sử dụng mỏ hàn vuông góc với bờ, cao trình đỉnh bằng cao trình trung bình bãi cát dọc bờ, chiều dài mỏ hàn không quá 50 m. Khi đường bờ đã ổn định mới tiếp tục lấn ra để đạt được ranh giới cũ. 

Bảo vệ tổng thể cung đường du lịch Mũi Né

UBND tỉnh Bình Thuận vừa giao Ban Quản lý dự án nông nghiệp đề xuất giải pháp bảo vệ bờ và tôn tạo bãi cho toàn bộ bãi biển đang bị xâm thực nghiêm trọng tại cung bờ Mũi Né - Đá Ông Địa - Phú Hài (TP Phan Thiết) để phục vụ phát triển kinh tế, du lịch bền vững. Trước mắt phải có giải pháp đầu tư dự án kè bảo vệ bờ biển đoạn từ resort Minh Tâm đến khách sạn Hoàng Ngọc và đoạn từ nhà nghỉ Làng Cát đến khách sạn Surf4You Residence (phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết).

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Sạt lở bờ biển Bình Thuận không hoàn toàn do tự nhiên- Ảnh 2.

Sạt lở bờ biển Bình Thuận không hoàn toàn do tự nhiên- Ảnh 3.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo