Trong khi đó, lừa đảo đầu tư là phổ biến nhất, chiếm 38,6% tổng số các vụ việc, còn lại chủ yếu là lừa đảo thương mại điện tử và việc làm.
Theo đài Channel NewsAsia, Lực lượng Cảnh sát Singapore (SPF) cũng nhấn mạnh 3 ứng dụng thuộc Tập đoàn Công nghệ Meta (Mỹ), gồm Facebook, WhatsApp và Instagram là "đặc biệt đáng lo ngại".
SPF cho biết các ứng dụng này luôn chiếm phần lớn trong số những nền tảng mạng xã hội bị kẻ lừa đảo lợi dụng để liên hệ với nạn nhân rồi ra tay.
Nhìn chung, số vụ lừa đảo ở Singapore từ tháng 1 đến tháng 6-2024 đã tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng cộng có 26.587 vụ việc được ghi nhận, với số tiền thiệt hại ít nhất là 385,6 triệu SGD (khoảng 7.356 tỉ đồng), tăng 24,6%.
Phần lớn nạn nhân là người từ 50 tuổi trở xuống (chiếm khoảng 74,2%). Dù vậy, số tiền trung bình bị lừa của một nạn nhân cao tuổi là cao nhất so với các nhóm tuổi khác.
Khoảng 86% vụ lừa đảo chủ yếu liên quan việc nạn nhân tự mình thực hiện giao dịch chuyển tiền, thường do bị lừa gạt hoặc bị thuyết phục bởi kẻ lừa đảo.
Vì thế, bà Sun Xueling, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phát triển Xã hội - Gia đình Singapore, cho rằng cần tăng cường nỗ lực giáo dục giúp công chúng không bị thao túng để chuyển tiền vào các tài khoản lừa đảo.
Bên cạnh đó, SPF thông báo sẽ hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử để xóa những tài khoản và quảng cáo trực tuyến liên quan đến lừa đảo. Họ cũng hợp tác với các công ty viễn thông địa phương để chấm dứt các số điện thoại liên quan đến lừa đảo.
Cảnh sát Singapore cũng hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài, như Cảnh sát Hoàng gia Malaysia và Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), để chia sẻ thông tin, tiến hành điều tra và chiến dịch chung chống lại tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia.
Trong nửa đầu năm 2024, nỗ lực chung này đã giúp bắt giữ hơn 100 người ở nước ngoài liên quan đến hơn 320 vụ lừa đảo xuyên quốc gia.
Bình luận (0)