Vì thế, với những vụ thảm sát như ở trường tiểu học Sandy Hook, chính quyền cần tập trung vào quản lý súng: “Chúng ta phải phân tích và biết cách đối phó với những bệnh nhân tâm thần, xem tâm thần như một vấn đề xã hội... Làm thể nào để quản lý súng tốt hơn? Nếu có bất kỳ một vấn đề nào, chúng ta hãy cùng phân tích nó để đưa ra giải pháp tốt nhất” - ông nói.
Arnold nhấn mạnh nếu buộc phải cải cách sau các thảm họa kinh hoàng vừa qua thì cần thay đổi luật về súng và phát hiện chăm sóc, quản lý người tâm thần chứ không phải cải cách Hollywood. Ngoài ra, trong vụ thảm sát ở Connecticut, mẹ của hung thủ Adam Lanza là người sưu tập súng và dạy con sử dụng từ rất sớm. Arnold cũng lưu ý: “Một người mẹ liệu có cần phải sưu tập nhiều súng và dạy con mình bắn súng lúc nhỏ không? Mọi thứ cần phải phân tích rõ ràng. Tôi nghĩ đó là những điều thắc mắc mà nhà chức trách còn nợ người dân”.
Ngay từ khi vụ thảm sát trường tiểu học Sandy Hook xảy ra, Hollywood gặp nhiều khó khăn, nhiều bộ phim hoãn ra mắt, dời ngày công chiếu. Những bộ phim bạo lực bị chỉ trích là một trong những yếu tố góp phần tạo ra những sát thủ máu lạnh ngoài đời.
Wayne LaPierre, Phó Chủ tịch Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ, đã đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông, những chính trị gia ủng hộ việc tự do sử dụng súng, hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém, những trò chơi và các bộ phim mang tính bạo lực vì đã gây ra vụ thảm sát ở trường tiểu học Sandy Hook trong bài phát biểu kéo dài nửa giờ ở Washington. Đồng thời, ông kêu gọi nên trang bị vũ khí tại trường học để tự vệ khi có sự cố. Lời kêu gọi này không được đồng thuận, nhiều người dân Mỹ cho rằng chính quyền cần có luật mới hạn chế tự do sử dụng súng đạn.
Bình luận (0)