xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phim dài càng chán!

TIỂU QUYÊN

Những bộ phim kéo dài hàng trăm tập – cả Việt hóa lẫn thuần Việt - phát sóng trong thời gian qua đều đi theo một mẫu số chung: Càng dài càng chán!

Đủ sức thu hút suốt hơn nửa chặng đường nhưng càng về sau, bộ phim Tóc rối (Hãng phim Việt sản xuất, Việt hóa từ phiên bản Mexico Đừng đùa với thiên thần, dài 113 tập, đạo diễn Nguyễn Minh Chung, vừa kết thúc phát sóng trên kênh HTV7) càng kéo thêm nhiều tình tiết dài lê thê khiến người xem ngán ngẩm.

img
Tóc rối - một phim Việt hóa được xem là thành công nhưng không tránh khỏi tình trạng nhàm chán. Ảnh: ÂN NGUYỄN
 
Đầu xuôi đuôi... chán!
 
Lỗi không phải ở diễn xuất của diễn viên, ngược lại, gương mặt trẻ Midu cùng dàn diễn viên chính trong phim đủ sức gây ấn tượng suốt hơn 100 tập phim nhưng chính sự dài dòng đã khiến cho những tình huống "vật cản" trên hành trình của nhân vật chính càng trở nên không thuyết phục.
 
Có thể nói, Tóc rối là một phim Việt hóa hiếm hoi thành công khi xây dựng được hình ảnh nhân vật khá thu hút và những biến cố xoay quanh nhân vật chính với đầy những bất ngờ, kịch tính. Ngay từ những thước phim đầu tiên, Tóc rối đã nhận được nhiều phản hồi tốt của khán giả trên diễn đàn điện ảnh. Số phận của nhân vật chính Bông Sen được xây dựng không phải là hoàn toàn hợp lý nhưng tổng thể chuyện phim hấp dẫn đã đẩy lùi định kiến của người xem. Bên cạnh những nhận xét kiểu "vạch lá tìm sâu" thì phần lớn ý kiến bênh vực cho phim đã tạo nên một sự sôi động đáng mừng trên diễn đàn.
 
Tuy nhiên, nếu như đội ngũ biên kịch Việt hóa mạnh dạn cắt ngắn tình huống (vốn đã rút ngắn từ 193 tập xuống còn 110 tập) thì có lẽ Tóc rối kết thúc sẽ để lại ấn tượng trọn vẹn hơn cho dòng phim Việt hóa. Ông Nguyễn Anh Xuân, Trưởng Ban Khai thác phim truyện Đài Truyền hình TPHCM, cũng thừa nhận: "Thời gian đầu, số người xem của phim Tóc rối rất cao, quảng cáo đổ vào rất nhiều nhưng càng lúc sức hút của phim càng giảm dần, có khi chỉ 2, 3 mẩu quảng cáo trong một tập phim".
 
Thực tế cho thấy, không chỉ Tóc rối mà hầu hết những phim truyền hình kéo quá dài tập chỉ đủ sức thu hút khán giả ở thời gian đầu phát sóng, càng về sau càng thất bại. Ngay cả bộ phim được đánh giá cao như Dù gió có thổi (đạo diễn Charlie Nguyễn, Hãng phim Chánh Phương sản xuất), khai thác khá có duyên về đề tài gia đình, càng về sau cũng thưa thớt dần bình luận của khán giả trên các diễn đàn khi có quá nhiều phim mới, không kém phần gay cấn, hấp dẫn được lên sóng. Trước đây, phim Cô gái xấu xí cũng kéo dài gần một năm rưỡi trên sóng VTV khiến khán giả theo đuổi đến mỏi mệt; phim Những người độc thân vui vẻ phải ngưng phát sóng ở tập 171 (thay vì 300 tập); phim Cô nàng bất đắc dĩ (200 tập) cũng gãy gánh giữa chừng.
 
Thiệt quảng cáo nhưng được khán giả
 
Không chỉ phim Việt hóa, phim thuần Việt dài tập cũng không tránh khỏi chuyện "đầu xuôi đuôi chán" khi quá dài hoặc cố tình kéo dài để thu hút quảng cáo. Đại gia đình – dự án phim thuần Việt đầu tiên dài đến 100 tập của Hãng phim Phước Sang - ban đầu thu hút khán giả vì sự nhẹ nhàng, hài hước xoay quanh những câu chuyện gia đình. Nhưng càng về sau, Đại gia đình cũng không tránh khỏi những lời phàn nàn "phim quá kịch", "tấu hài trên phim". Hãng phim Nhất Tâm - Lasta cũng không thành công khi đưa ra Một ngày không có em, 70 tập, dài lê thê.
 
Phim Việt trong thời gian qua cũng có không ít phim được khen và hầu hết đều là những phim dao động trong khoảng 20 - 40 tập. Nhà biên kịch Châu Thổ cho rằng đó là thời lượng lý tưởng cho một phim truyền hình, dù có thể nhà sản xuất sẽ thiệt thòi về mặt quảng cáo.
 
Bà Nguyễn Thị Trúc Mai, Giám đốc Hãng phim M&T Pictures, cùng chung nhận định: "Dù biết là phim càng dài sẽ có lợi cho nhà sản xuất về mặt quảng cáo nhưng làm phim dài cũng như con dao hai lưỡi. M&T Pictures chủ trương thực hiện phim có thời lượng vừa phải, dài nhất cũng chỉ đến 40 tập. Còn nếu như phim nào quá hấp dẫn, khán giả vẫn còn luyến tiếc thì sẽ đầu tư thực hiện phần 2".
 
Nhiều nhà sản xuất lấy lý do tôn trọng cam kết bản quyền gốc với đối tác nên phải giữ nguyên kịch bản gốc. Nhưng bà Phạm Thị Dung, Giám đốc Công ty Kiết Tường – đơn vị sản xuất phim Người mẫu (phiên bản Hàn) - chia sẻ rằng công ty không ngại làm mới kịch bản, cắt bớt những chi tiết không phù hợp và thêm những tình huống mới hay hơn, phù hợp hơn với văn hóa Việt.
 
"Làm phim quá dài tập đều có rủi ro rất lớn. Hệ lụy là làm cho khán giả phải chịu đựng những tác phẩm của sự dài dòng, lê thê, nhàm chán" – bà Trúc Mai đúc kết.

Giải pháp làm phần 2

 
Đo nhu cầu của khán giả để tiếp tục sản xuất phần 2 cũng là cách làm khá thành công của phim truyền hình Hàn Quốc, Đài Loan trong nhiều năm qua. Phim Việt cũng manh nha làm theo cách này. Nhiều nhà sản xuất biết cách phát huy lợi thế thu hút của phim khi lên sóng để mạnh dạn đầu tư sản xuất phần 2, tuy chưa phải phim phần 2 nào ra mắt cũng thành công. Các phim: Kính vạn hoa, Câu chuyện pháp đình (Hãng phim TFS), Chạy án (Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam VFC) đã có những phần tiếp theo ấn tượng. Các phim: Cuộc chiến hoa hồng, Vua sân cỏ, Lập trình trái tim... cũng đang thực hiện phần 2.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo