Cả ba lần Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) lấy ý kiến bình chọn trực tiếp về Quốc hoa trong năm 2011 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM, hoa sen luôn nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Tại TPHCM, có tới 71,1% người dân bỏ phiếu cho sen hồng (trong tổng số 53.786 phiếu bình chọn được thu về), số phiếu bình chọn cho hoa mai chỉ là 18,16%, hoa đào 6,71% và 3,97% cho các loài hoa khác.
Bỏ phiếu cho sen hồng
Trước đó, hoa sen đã được 62,2% phiếu bầu bình chọn là Quốc hoa tại lễ hội hoa xuân ở Hà Nội và tại Đà Nẵng, có tới hơn 97% người dân bỏ phiếu để hoa sen trở thành Quốc hoa. Trên trang www.quochoavietnam.vn có tới 70% số người bình chọn cho hoa sen, còn ở trang www.vote.cinet.vn của Bộ VH-TT-DL thì số phiếu bình chọn cho hoa sen chiếm 62,2%. Bộ VT-TT-DL khẳng định, qua kết quả nghiên cứu, bình chọn trực tiếp và qua mạng, hoa sen luôn có tỉ lệ số phiếu được bình chọn cao nhất trong tất cả các loài hoa (đào, mai, gạo, cây tre…).
Gắn bó với người Việt
Dù hoa sen đã được nhiều nước chọn làm Quốc hoa nhưng sen hồng không chỉ nhận được đồng thuận của đa số người dân để trở thành Quốc hoa mà còn được các nhà văn hóa đánh giá cao trên nhiều khía cạnh. Ông Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, cho rằng với những đặc tính sinh học, nét đẹp về hình thức, màu sắc, hương thơm, tính hữu dụng trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày, biểu tượng cho đất nước và con người Việt Nam, từ lâu đời được đại đa số nhân dân Việt Nam yêu thích và tôn vinh, xứng đáng được tôn vinh là Quốc hoa Việt Nam. Thực tế, ngay từ thời Lý, hoa sen đã được dùng nhiều, hơn nữa sen phổ biến, khỏe và đẹp.
Quy hoạch phát triển sen
Trước những băn khoăn này, lãnh đạo Bộ VH-TT-DL cho biết sau khi đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bộ sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức lễ công bố Quốc hoa và Lễ hội Quốc hoa lần thứ I tại Hà Nội. Đồng thời, bộ sẽ xây dựng quy chế sử dụng Quốc hoa; tổ chức thi sáng tác logo biểu tượng Quốc hoa; hướng dẫn các địa phương thực hiện quy chế sử dụng Quốc hoa; thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động tôn vinh, quảng bá, giới thiệu Quốc hoa ở trong nước và quốc tế... Đề án quy hoạch, bảo tồn và phát triển Quốc hoa sẽ được Bộ NN-PTNT hoàn thiện trong thời gian sớm nhất có thể.
Nhạc sĩ Hoàng Dương khẳng định, hoa sen là một lựa chọn hợp lý. Hoa sen không chỉ mang ý nghĩa là biểu tượng của văn hóa và phẩm chất con người Việt Nam mà còn đẹp, từ bi và đặc biệt gắn với hình ảnh Bác Hồ.
Theo nhạc sĩ tài hoa này, hai câu thơ của Bảo Định Giang “Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” đã trở thành ca dao mà người Việt Nam nào cũng nhớ. |
“Ngại ngùng” nên không chọn bông lúa Không ai phủ nhận được ưu thế của sen hồng trên con đường trở thành Quốc hoa, tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng sự lựa chọn này cho thấy một sự lúng túng. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thẳng thắn, dường như vẫn còn đâu đó sự ngại ngùng trong việc chọn một loài hoa giản dị như bông lúa. Đất nước ta có truyền thống trồng lúa nước, từ thời vua Hùng cho đến tận bây giờ vẫn là một đất nước gắn bó với nông nghiệp. Nhà nhà làm ruộng, người người dùng cơm, hình ảnh bông lúa gắn kết với người Việt Nam từ lúc còn trong nôi cho đến khi lìa đời thì không có lý do gì không nghĩ đến bông lúa. Quan điểm chọn bông lúa cũng được không ít người đồng tình. Một họa sĩ trẻ cho rằng hoa sen cũng mọc từ bùn đất như bông lúa nhưng hoa sen lại tạo cảm giác thanh khiết chứ không gần gũi như bông lúa. Đa số người dân Việt Nam vì theo đạo Phật nên chọn hoa sen làm Quốc hoa, tuy nhiên, sự thanh khiết không vướng tục của hoa sen lại không nói hết được bản chất lương thiện, cần cù, chất phác của người Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh, bông lúa cho một vẻ đẹp rất riêng, tinh tế và rộng lớn vô cùng. Ngay cả về mặt mỹ thuật, tạo hình với bông lúa không hề khó, đôi khi nó sẽ như một vòng nguyệt quế. Một họa sĩ khác lại cho rằng điều quan trọng khi bầu chọn Quốc hoa là tính đặc trưng và nên chọn hình ảnh nào mà các nước khác ít có. Nếu cần thiết thì có thể gạt bỏ yếu tố truyền thống, chọn hẳn một biểu tượng hoàn toàn mới lạ, đột phá và hiện đại. Theo họa sĩ này, lấy hoa tre làm quốc hoa cũng là một ý kiến, vì nó là biểu tượng của tinh thần vươn lên trong khó khăn giống như Nhật Bản. Điều cốt lõi của biểu tượng phải mang tinh thần ý chí vươn lên. |
Bình luận (0)