xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vĩnh biệt nhà văn Phạm Tường Hạnh

Mai Phương

(NLĐO) - Nhà văn lão thành Phạm Tường Hạnh, thân phụ ông Phạm Minh Thuận (Tổng Giám đốc Công ty FAHASA) đã qua đời lúc 19 giờ 30 ngày 9-2 (nhằm ngày 29-12 năm Nhâm Thìn), hưởng thọ 95 tuổi.

Nhà văn Phạm Tường Hạnh tên thật là Phan Trọng Hân, sinh năm 1918 tại Tiền Hải, Thái Bình, trong một gia đình nhà nho. Ông tham gia cách mạng từ lúc mới 18 tuổi. 

img
Nhà văn Phạm Tường Hạnh. Ảnh: GĐCC
                 
Năm 1945, ông là Trưởng ty Thông tin tuyên truyền tỉnh Thủ Dầu Một. Năm 1947, ông làm thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân Quân khu 7, năm 1952 chuyển sang làm thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân Quân khu miền Tây Nam Bộ. Tập kết ra Bắc, nhà văn này làm biên tập viên văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam.
                                             
Năm 1958, ông vào Vĩnh Linh làm biên tập thường trú của Báo Thống Nhất, năm 1962 trở về Đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1966, ông là cán bộ sáng tác thuộc tổ sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam. Sau ngày thống nhất đất nước, nhà văn Phạm Tường Hạnh trở lại sinh sống ở TPHCM, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ giải phóng cho đến lúc về hưu năm 1979.
                    
Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ năm 20 tuổi và đến tận 90 tuổi vẫn cầm bút với những tác phẩm ngày càng sắc sảo. Nhà văn Tường Hạnh đã cho ra đời nhiều tác phẩm là những ký sự chân thật về số phận con người, các anh hùng trong chiến tranh và khi đất nước hòa bình. Tất cả đều là tư liệu bổ ích để thế hệ trẻ Việt Nam hiểu thêm về cuộc kháng chiến gian khổ, những năm tháng hào hùng của cha ông ta trong những năm trường kỳ kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
 
Trong số tác phẩm của nhà văn Tường Hạnh, phải kể đến: Vợ chồng Bảy Thẹo (tập truyện ngắn, 1962), Búp bê Đức sang Việt Nam (tập truyện thiếu nhi), Buổi sáng trên bến Nhà Rồng (tập truyện thiếu nhi), Ngọn lửa Krông Jung (kịch bản phim truyện). Ông cũng đã hoàn thành một bộ ký sự lịch sử phản ánh một thời kỳ đấu tranh cách mạng của nhân dân ta từ Cách mạng tháng Tám đến 30-4-1975 gồm 4 tập: Giọt mật cho đời (1994), Đất Sài Gòn (1995), Bức thư tìm cha (1995), Muôn nẻo đường đời (1996). Chuyện về người tình báo chiến lược, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Phạm Ngọc Thảo...
 
img
 
Thời gian gần đây, dù tuổi cao, nhà văn Phạm Tường Hạnh vẫn cầm bút. Ông cho ra đời thiên ký sự về Vua Phật Lưu Công Danh đi kháng chiến được bạn đọc trong Nam ngoài Bắc khen ngợi. Tiếp theo, thiên ký sự Từ xứ sở Băng Dung nhớ về quê ngoại Việt Nam cũng được báo Nhân Dân đăng nhiều kỳ. Ông còn hăng hái cùng bà xã đi Indonesia dự Sea Games 19, viết bài phóng sự về bóng đá, fax từ Jakarta về cho tuần báo Văn Nghệ Việt Nam.
                    
Từ Indonesia trở về, Phạm Tường Hạnh viết ngay một thiên truyện về chiến thắng Rạch Gầm có tên là Khao Quân, ấp ủ và lấy tài liệu suốt hai năm trời. Hoàn thành thiên truyện ấy, ông viết một kịch bản với chủ đề Cách mạng Tháng Tám của Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ...

Sức làm việc vẫn hăng say nhưng do tuổi cao sức yếu, ông lâm trọng bệnh qua đời vào đúng mùa xuân để lại niềm thương tiếc cho bạn bè, gia đình.  Tang lễ của nhà văn Tường Hạnh được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 đường Phạm Ngũ Lão, Q.Gò Vấp. Lễ viếng bắt đầu lúc 9g ngày 15-2 (mùng 6 Tết), lễ truy điệu vào lúc 8g30 ngày 17-2 (mùng 8 Tết) trước khi ông được đưa đi an táng tại Nghĩa trang TPHCM (Thủ Đức). 
    
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo