xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm gì để không bị nhiễm virus cúm?

Theo Sức Khỏe và Đời Sống

Cúm là bệnh do virus gây ra ở đường hô hấp gồm mũi, họng, phế quản và phổi. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng trẻ nhỏ, người già, người bị bệnh mạn tính và suy giảm miễn dịch đặc biệt dễ mắc. Bệnh hiện chưa có thuốc đặc trị. Chính vì vậy, việc nâng cao thể trạng và cách phòng lây nhiễm là việc làm hết sức cần thiết, nhất là khi thời tiết chuyển mùa như hiện nay.

Có 3 chủng virus gây bệnh cúm là cúm A, B, và C. Virus cúm lây lan qua những giọt dịch tiết bắn vào không khí khi người bệnh ho và hắt hơi. Cúm tuýp A là nguyên nhân gây nên nhiều đại dịch nguy hiểm xảy ra 10 đến 40 năm một lần. Cúm tuýp B gây ra những ổ dịch nhỏ khu trú hơn. Cả hai tuýp A và B đều gây bệnh cúm theo mùa lưu hành hằng năm. Cúm tuýp C chưa bao giờ gây ra đại dịch lớn.

Biểu hiện khi nhiễm cúm

Biểu hiện thường gặp của cúm là sau thời gian ủ bệnh ngắn, khoảng một ngày, bệnh khởi phát rất đột ngột: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39 - 400 ngay ngày đầu, kéo dài 3 - 5 ngày kèm theo mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đầu đau như búa bổ, đau các cơ xương khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng, buồn nôn, táo bón. Sau đó nhiệt độ giảm dần, các triệu chứng toàn thân giảm dần trong 5 - 7 ngày. Một số bệnh nhân cao tuổi hay bị mệt nhược kéo dài, sự bình phục chậm hơn.
 
img
Virut cúm.

Bệnh cúm ở trẻ nhỏ thường nhẹ, sốt như bị cảm lạnh. Ở trẻ sơ sinh, biểu hiện: viêm tai, viêm chũm, viêm thanh quản cấp, có khi trở nên trầm trọng dẫn đến nhiễm độc thần kinh nặng nề. Ngoài ra, còn nhiều thể không rõ triệu chứng hoặc thể nhẹ, giống cảm lạnh: chỉ có hắt hơi, sổ mũi, ho, có thể gặp thể nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch, thần kinh.

Biến chứng  nguy hiểm

Hô hấp là biến chứng chủ yếu và nặng nhất: viêm phổi tiên phát và thứ phát trong đó viêm phổi tiên phát là nặng nhất: nhiệt độ không giảm vào ngày 3 - 5 mà tiếp diễn, kèm khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn rồi tử vong nếu không điều trị. Bệnh cúm còn đánh thức những bệnh tiềm tàng như viêm tai, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu...

Đặc biệt, phụ nữ mang thai nhiễm virus cúm hay gây biến chứng phổi hoặc sảy thai. Nếu mắc trong 3 tháng đầu có thể gây dị dạng thai, nhất là về hệ thần kinh trung ương.
 
Bệnh cúm ác tính hiếm gặp nhưng tử vong cao, khởi đầu như cúm thường, rồi xuất hiện hội chứng suy hô hấp do phù phổi cấp tính, gây tử vong do thiếu oxy máu không khắc phục được.

Dễ lây lan thành dịch

Virus cúm lan truyền từ người này sang người khác do ho hay hắt hơi (nhảy mũi). Đôi khi người ta mắc bệnh do tay bị dính chất tiết có virus sau đó đưa tay lên miệng mũi. Khi một người bị nhiễm virus cúm thì khoảng 7 ngày sau sẽ có triệu chứng. Một ngày trước khi có biểu hiện bệnh thì người bị nhiễm đã phát tán virus ra xung quanh cho đến 7 ngày sau đó. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thời gian phát tán virus lâu hơn. Cúm là bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Virus có thể tồn tại từ 2 - 8 giờ sau khi bám vào các bề mặt đồ vật.

Làm gì để miễn nhiễm virus cúm?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh này, việc điều trị chủ yếu dựa vào hạ sốt, nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng. Chính vì thế, việc phòng bệnh là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Ngoài việc tiêm phòng vắc-xin cúm theo mùa, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ lây lan - nếu chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc vệ sinh cơ bản và thận trọng trong tiếp xúc.

Tránh xa những nơi đông người khi có dịch. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh bị cúm. Nếu chẳng may mắc cúm, nên ở nhà để tránh lây nhiễm cho người khác

Thường xuyên rửa sạch tay vì tay bạn có thể vô tình bị nhiễm mầm bệnh khi đi xe buýt và nắm vào tay vịn, hoặc khi đi mua hàng chạm tay vào những đồ vật có dấu tích của người bệnh. Khi bị cúm hay tiếp xúc với bệnh nhân cũng cần cẩn trọng hơn để tránh lây bệnh.

img
Rửa tay thường xuyên giúp phòng cúm hiệu quả.

Vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa, tránh tiếp xúc trực tiếp khi có người thân nhiễm cúm. Virus cúm chỉ có thể sống 2 - 3 giờ bên ngoài cơ thể con người. Vì thế, hằng ngày cần thường xuyên mở cửa phòng ngủ và các phòng khác vài lần, mỗi lần 10 phút - trường hợp nhà có người ốm. Càng cần thường xuyên thay ga trải giường và quần áo, làm thông thoáng phòng ốc.

Mọi đồ vật xung quanh bạn đều có thể là nơi trú ngụ của virus, vi khuẩn. Vũ khí hiệu nghiệm nhất trong cuộc chiến với kẻ thù này là nước, xà phòng và mọi chất tẩy rửa. Nếu trong nhà có người ốm, trong khi trẻ nhỏ có thể đưa vào miệng tất cả những gì vớ được, trước hết hãy cố gắng cách ly trẻ và đồ vật ra khỏi người ốm. Có thể rửa sạch đồ chơi của trẻ, sau đó lau sạch bằng khăn giấy dùng một lần.

Ngoài ra, nên bổ sung vitamin C và các khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể; tập thể dục vừa sức và thường xuyên để có giấc ngủ ngon, góp phần nâng cao thể trạng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo