Theo các chuyên gia nghiên cứu, việc kéo dài giấc ngủ vẫn có hiệu quả trong sự phục hồi các tác hại do thiếu ngủ nhưng chỉ ở một mức độ rất ít. Nếu ngủ nướng trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến giờ giấc và chế độ sinh hoạt trong ngày khiến cho đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn.
Nguyên nhân ngủ nhiều
Những người thường ngủ nhiều thực sự là một rối loạn giấc ngủ cần phải điều trị. Nó làm chúng ta có cảm giác buồn ngủ suốt ngày, thậm chí cảm giác buồn ngủ vẫn còn sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, hội chứng ngưng thở trong giây lát khi ngủ có thể dẫn tới tăng nhu cầu ngủ của bạn vì chính nó phá vỡ chu kỳ giấc ngủ bình thường.
Tất nhiên, không phải ai ngủ nhiều cũng có bệnh lý liên quan tới giấc ngủ. Có nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng này, như sử dụng chất uống có cồn, uống thuốc theo đơn hay những người mắc bệnh trầm cảm. Những người này luôn muốn ngủ rất nhiều.
Tác hại của việc duy trì thói quen ngủ nướng
Tạo cảm giác chán ăn: Một giấc ngủ nướng đến 9-10 giờ sáng sẽ làm bạn bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Đây là một thói quen vô cùng tai hại. Bởi khi thức dậy đã quá giờ ăn thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và kéo theo đó là thiếu hụt năng lượng cho cơ thể hoạt động cả một ngày. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe cơ thể giảm đi rõ rệt và có thể có nguy cơ mắc một số loại bệnh.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Theo một số nghiên cứu của giới y học, những người ngủ không đủ 6 giờ/ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2 lần. Thế nhưng, nếu thời gian ngủ quá 8 giờ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn 3 lần.
Gây lười vận động: Tác hại của ngủ nướng khiến các cơ bắp không được thư giãn, lưu thông máu nên đôi khi chân tay sẽ có các biểu hiện tê mỏi, cơ thể ê ẩm, khó chịu và khiến bạn lười vận động hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể vì nếu không vận động, các xương sẽ có thể bị yếu hoặc mất dần đi và gây hại cho cơ thể.
Trí nhớ giảm sút: Sau khi ngủ nướng thường có cảm giác đau đầu, khó tập trung tinh thần… Nguyên nhân là do ngủ nướng khiến não phải tiêu hao nhiều ôxy, gây nên triệu chứng “thiếu dinh dưỡng” tạm thời và mất cân bằng hormone. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể gây tổn thương não bộ và thính lực, giảm sút trí nhớ và thính giác, giảm trí thông minh, nhất là ở những người trẻ tuổi.
Tăng nguy cơ đột quỵ: Những người ngủ với thời gian trên 9 giờ/ngày có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn 70% so với những người chỉ ngủ 7-8 giờ/ngày. Không chỉ thế, tác hại của ngủ nướng còn có thể khiến các hoạt động của hệ tim mạch bị suy yếu dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch vành, đau tim và đột quỵ.
Bị chứng đau lưng: Trước đây, các bác sĩ thường khuyên những người bị đau lưng hãy nghỉ ngơi tại giường. Nhưng đó chỉ là quá khứ vì hiện nay các bác sĩ đã nhận ra được lợi ích của việc duy trì hoạt động thể lực. Do đó, họ khuyên bệnh nhân không nên ngủ nhiều hay nằm nhiều nữa mà thay vào đó, duy trì các bài tập thể dục thường xuyên bất cứ khi nào có thể.
Trầm cảm: Mặc dù chứng mất ngủ thường liên quan tới trầm cảm hơn là ngủ quá giấc nhưng khoảng 15% những người bị trầm cảm lại ngủ quá nhiều, dần dần dẫn tới tình trạng trầm cảm ngày càng nặng nề hơn. Do thói quen giấc ngủ rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh nên trong một số trường hợp nhất định thì việc ngủ ít lại là “thuốc” chống trầm cảm tạm thời.
Ngủ trong bao lâu là đủ?
Thời gian ngủ phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi tác, tần suất hoạt động thể lực, sức khỏe, thói quen sống. Mặc dù mỗi cá thể khác nhau, tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng tất cả mọi người nên ngủ từ 7-8 giờ/ngày để có sức khỏe tốt.
Bình luận (0)