1. Những người mắc bệnh thận
Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.
Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.
Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp khi ăn nhiều trứng có thể gây xơ vữa động mạch thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống kết hợp với tổn thương thận và dẫn đến suy thận mạn tính.
2. Những người bị sốt
Trong trứng chứa thành phần protein được coi là “hoàn chỉnh” cho cơ thể còn người. Sau khi đi vào cơ thể, thành phần protein này sẽ bị phân huỷ và sinh ra nhiệt lượng cao hơn 30% so với bình thường.
Do vậy, những người đang sốt ăn trứng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng cao, dễ gây co giật và biến chứng lên não.
Trong vài giờ sau khi sinh, các sản phụ không nên ăn trứng bởi sau quá trình sinh nở làm cơ thể mệt mỏi vì mất nhiều mồ hôi, cơ thể đang trong giai đoạn thiếu nước. Khả năng tiêu hoá của cơ thể trong giai đoạn này cũng giảm đi rõ rệt. Các thành phần protein và chất béo trong trứng gây khó tiêu, đầy bụng cho các sản phụ.
Do vậy, chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1,2 ngày và chỉ nên ăn từ 2-3 quả/ ngày để đảm bảo khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
4. Bệnh nhân viêm gan
Thành phần cholesterol và các axit béo có trong lòng đỏ trứng gà sẽ càng làm tăng gánh nặng cho gan, gây cản trở quá trình điều trị và phục hồi gan.
Do vậy, khi ăn trứng, bệnh nhân viêm gan không nên ăn phần lòng đỏ.
5. Những người quá mẫn cảm với protein
Một số người sau khi ăn trứng có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như: Đau ấm ách ở dạ dày, phát ban.
Bình luận (0)