Nghiên cứu đến từ Đại học Công nghệ Luleå (Thụy Điển) đã sử dụng thông tin về "các loại khí quyển", tức các chất hóa học có trong bầu khí quyển và tốc độ chúng thoát ra ngoài không gian, để phân loại các ngoại hành tinh từng được xác định là có nhiệt độ và thành phần giống Trái Đất, nhờ một mô hình toán học.
Kepler-1649, một trong 45 ngoại hành tinh có thể là bản sao hoàn hảo của Trái Đất, quay quanh một ngôi sao nóng - ảnh đồ họa từ NASA
Ban đầu, họ xem xét danh sách 55 ngoại hành tinh từng được các nhà nghiên cứu Thụy Điển xác định là có nhiều điểm tương đồng Trái Đất. 17 trong số đó được xác định vừa có kích thước, nhiệt độ phù hợp, vừa có nước và không khí tương đồng Trái Đất. Cuộc truy quét mở rộng đến danh sách các ngoại hành tinh được giới thiên văn quốc tế tìm thấy, thêm 28 "bản sao Trái Đất" nữa lộ diện.
Hành tinh gần nhất trong số 45 thế giới giống Trái Đất gần như hoàn hảo này là Proxima b, quay xung quanh ngôi sao Proxima Centauri, cách chúng ta 4,22 năm ánh sáng – tương đương 25 nghìn tỉ dặm.
Theo nhóm tác giả, công trình giúp định hướng các mục tiêu tìm năng cho công cuộc truy tìm sự sống ngoài hành tinh trong tương lai. Ví dụ, kính viễn vọng mặt đất CHEOPS hay kính viễn vọng không gian James Webb của NASA – những dự án đang trên đường hoàn thành – được kỳ vọng có thể thực sự nhìn vào các ngoại hành tinh gần chúng ta.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the Royal Society A.
Bình luận (0)