Bác sĩ Mary Jane Minkin, giáo sư lâm sàng sản-phụ khoa tại Trường Y thuộc ĐH Yale (Mỹ), nêu 6 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cơn đau dưới thắt lưng và cách xử lý khi gặp những triệu chứng này.
Herpes sinh dục
Ít ai ngờ rằng mình bị bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, khoảng 1/6 số người lớn nước này mắc bệnh sinh dục trong cuộc đời họ. Bác sĩ Mary Jane Minkin nói: “Khi bệnh nhân kể rằng họ có một cái mụn ở bộ phận sinh dục, câu trả lời đầu tiên của tôi là có thể bạn đã bị Herpes”. Bác sĩ Mary Jane Minkin cho biết nếu bị Herpes, “vùng kín” sẽ xuất hiện nhiều mụn rộp to và gây đau đớn dữ dội. Hiện vẫn chưa có cách chữa trị bệnh Herpes hiệu quả nhưng các bác sĩ sẽ toa nhằm giảm tần suất các đợt mụn rộp kế tiếp bùng phát và giảm đau.
Nhiễm nấm men
“Nấm không gây đau đớn nhưng chúng sẽ làm "cô bé" khô và ngứa khiến nhiều người tưởng nhầm là đau rát”, bác sĩ Minkin nói. Thực tế, trong đời mỗi phụ nữ sẽ trải qua ít nhất 3, 4 lần nhiễm nấm men như thế. Đối với các loại nấm này, bạn có thể điều trị bằng thuốc mua không cần toa (theo kinh nghiệm chữa trị những lần nhiễm trước), hoặc tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu lần đầu nhiễm. Bác sĩ phụ khoa sẽ khám và kê thuốc, kem chống nấm để bạn sử dụng cho đến khi dứt hẳn các triệu chứng.
Khô âm đạo
Nếu nghĩ đây chỉ là vấn đề đối với phụ nữ sau mãn kinh, bạn đã sai. Do nhiều tác động, trong đó có việc dùng thuốc tránh thai, lượng estrogen của nhiều phụ nữ trẻ suy giảm khiến “vùng tam giác” khô hơn, gây khó chịu, đau đớn khi quan hệ. Minkin khuyên khi gặp vấn đề này, bạn nên đến bác sĩ để được khám, điều trị bằng phương pháp estrogen tại chỗ hoặc khuyên dùng thuốc tránh trai có hàm lượng estrogen cao hơn.
Lạc nội mạc tử cung hoặc viêm vùng chậu
Nếu bạn đau trong quá trình chàng thâm nhập hoặc trong thời kỳ hành kinh, đây có thể là những triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc viêm vùng chậu. Đối với cả hai bệnh này, bác sĩ Minkin xác định bằng cách ấn tay vào bụng bệnh nhân, day day trên vùng bụng có buồng trứng và dừng lại nơi bệnh nhân đau đớn. Triệu chứng khác của bệnh là chảy máu quá nhiều trong kỳ “đèn đỏ”. Bác sĩ khuyên sau khi khám phụ khoa và siêu âm để xác định xem bạn có đang mắc một trong những bệnh này không. Nếu có, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và điều trị bằng liệu pháp hormone.
Đau âm hộ mãn tính (Vulvodynia)
BS Minki cho biết khoảng 9% phụ nữ bị đau âm hộ mãn tính, xảy ra trong quá trình xâm nhập hoặc thậm chí khi chèn tampon. Đối với một số phụ nữ, cơn đau là tự phát, có thể đến mà không do bất cứ hành động đụng chạm hay quan hệ nào.
Khi chẩn đoán bệnh nhân bị đau âm hộ mãn tính, các bác sĩ sẽ kê thuốc thoa tại chỗ như lidocaine, thường dùng điều trị hội chứng đau xơ cơ hóa.
Bình luận (0)