Những thói quen xấu dưới đây cần phải loại bỏ ngay để bảo vệ sức khỏe của bạn:
Dùng quá nhiều thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng có thể bù đắp những thiếu hụt trong chế độ ăn nhưng nếu uống quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ. Ví dụ, uống quá nhiều Vitamin C gây sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và tiêu chảy nặng. Nếu đang tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng và không mắc bệnh mãn tính, bạn không cần bổ sung thêm dinh dưỡng từ thực phẩm chức năng, đặc biệt là theo liều cao.
Cắn móng tay có thể gây nhiễm trùng.
Cắn móng tay
Đầu tiên cắn móng tay sẽ làm móng xấu. Qua thời gian, thói quen này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của móng và gây tổn thương cho lớp phủ bên ngoài răng. Hơn nữa, cắn móng nghĩa là bạn đang đưa các vi khuẩn gây hại dưới móng vào cơ thể gây bệnh và nhiễm trùng.
Không dùng chỉ nha khoa
Chỉ đánh răng không thôi sẽ không lấy đi hết thức ăn còn dính ở kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm mòn men răng và gây sâu răng. Nguy hiểm hơn, thói quen này còn có thể gây các bệnh về nướu, tủy răng và mất răng. Hãy đảm bảo rằng bạn đánh răng 3 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa trước khi đi ngủ.
Dụi mắt
Dụi mắt làm gia tăng áp lực chất lỏng trong mắt lên gần 10 lần so với bình thường. Dụi mắt thường xuyên dẫn đến các vấn đề về mắt liên quan đến áp lực nội nhãn như cận thị và tăng nhãn áp (có thể gây mù). Nếu mắt khô và khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khám mắt để được kê toa dùng thuốc điều trị.
Nghe nhạc quá lớn có thể làm suy giảm thính lực.
Ngủ không tắt đèn
Ánh sáng nhân tạo như ánh sáng từ tivi bạn xem trong lúc ngủ và ánh sáng đèn phòng làm giảm nồng độ melatonin trong cơ thể. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ và còn ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, nồng độ glucose và huyết áp.
Nghe nhạc quá lớn
Tiếng nhạc quá lớn khi đeo tai nghe hay mở loa quá to sẽ dẫn đến suy giảm thính lực. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau khi nghe nhạc pop-rock bằng tai nghe (trong 60 phút với âm lượng 50-100% âm lượng tối đa), người tham gia khảo sát bị suy giảm đáng kể thính lực trong thời gian ngắn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tổn thương khả năng nghe.
Giảm tuổi thọ nếu ngồi quá lâu
Ngồi quá lâu
Việc ngồi trong thời gian quá lâu có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như đái tháo đường type 2 và bệnh tim. Ngồi ít hơn 3 tiếng mỗi ngày có thể tăng tuổi thọ lên 2 năm. Nếu công việc của bạn ít phải vận động, hãy đi bộ 5 phút sau mỗi tiếng ngồi ghế.
Bình luận (0)