Vấn đề lại không nằm ở đáy mắt. Cơ thể người bệnh tiểu đường tiêu hao sinh tố và khoáng tố nhiều hơn người không bệnh. Nhu cầu về sinh tố và khoáng tố càng cao hơn nữa, thậm chí tăng 200%-300% định mức bình thường, nếu người bệnh tiểu đường đồng thời là thai phụ, người lao động nặng, người nghiện thuốc lá. Một trong các sinh tố rất dễ thiếu hụt ở người bệnh tiểu đường là tiền sinh tố A, cặp bài trùng A-E và sinh tố C. Thần kinh thị giác vì thế không đủ sinh tố cần thiết cho chức năng điều tiết. Hậu quả là bệnh nhân dễ mỏi mắt, đau gáy, nhức đầu, chóng mặt … Không chỉ ở bệnh nhân cao tuổi, tình trạng mỏi mắt vì bệnh tiểu đường tất nhiên càng nhanh chân hơn nữa ở người còn trẻ nhưng ngồi yên nhiều giờ trước máy vi tính, trước màn ảnh truyền hình.
Thêm vào đó, hơn 3/4 người bệnh tiểu đường khó có giấc ngủ yên bình. Nạn nhân đồng thời khó tránh phải ngày đêm đồng hành với stress vì bệnh, vì ăn kiêng, vì uống thuốc, vì hao tài… Hậu quả là áp lực nội nhãn, còn gọi là bệnh cườm nước, dễ vượt quá định mức bình thường khiến người bệnh đau đầu ác liệt. Cũng vì rối loạn biến dưỡng chất đường - chất béo - chất đạm nên một trong các “thí điểm” của bệnh tiểu đường chính là thủy tinh thể. Phần này do biến thế chất đạm nên trở thành vẫn đục, trở thành bệnh “cườm khô”. Nạn nhân lúc đầu thấy mờ mờ, sau cứ như vướng bụi rồi cuối cùng mất hẳn thị lực.
Tỉ lệ người mù mắt vì biến chứng thoái hóa võng mạc của bệnh tiểu đường vẫn tiếp tục tăng trên khắp mặt địa cầu. Đáng tiếc vì thảm trạng đó đáng lý được ngăn chặn không mấy khó nếu người bệnh chịu khó khám mắt định kỳ.
Bình luận (0)