xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ba cách “tự cứu” khi chưa xóa được rau nhiễm độc

Mai Vân - Long Giang thực hiện

QUẢN LÝ.- Sau khi Báo Người Lao Động có bài “Nhiều loại rau đang bị ô nhiễm kim loại nặng” nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Rau nhiễm kim loại nặng nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Vậy vì sao vẫn để tồn tại... Chúng tôi đặt câu hỏi với cơ quan chức năng

Địa phương bó tay

img Phóng viên: Người trồng rau sử dụng nước thải công nghiệp để tưới rau  hoặc trồng rau ngay trên kênh rạch ô nhiễm rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. Quận đã làm gì để ngăn chặn tình trạng trên?

- Ông Trương Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân kiêm chủ nhiệm CLB Khuyến nông phường Thạnh Xuân, Q.12: Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm về nguồn nước thải công nghiệp, cuối năm 2001, quận 12 đã tiến hành xây dựng nhiều đập ngăn nguồn nước bị ô nhiễm từ kênh Tham Lương cũng như một số khu vực khác. Xây dựng hệ thống dẫn nước từ sông Sài Gòn vào cho bà con tưới tiêu. Tuy nhiên, tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm vẫn còn nghiêm trọng. Năm rồi, trên TP có đưa xuống loại thuốc khử chống ô nhiễm nguồn nước, bằng cách rải xuống nước, nhưng không hiệu quả vì diện tích bề mặt nước quá lớn.

- Ông Lê Minh Trí, Chủ tịch Hội Nông dân quận Thủ Đức: Để hạn chế tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, quận đã tìm đến các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm để yêu cầu họ khắc phục. Chẳng hạn năm ngoái nguồn nước thải từ các nhà máy bên quận 9 tràn sang vùng Trường Thọ gây chết hàng loạt cây trồng, vật nuôi. Các nhà máy hứa khắc phục bằng cách khơi thông cống rãnh, xây dựng hệ thống thoát nước không gây ảnh hưởng đến bà con. Nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy tiến hành.

img Nguồn nước ô nhiễm tuy chưa được khắc phục nhưng địa phương vẫn có thể có biện pháp tạm thời ngăn chặn tình trạng trồng rau trên kênh rạch hoặc dùng nước ô nhiễm để tưới rau. Chẳng hạn khuyến cáo người trồng rau về tác hại, thậm chí ngăn cấm...

- Ông Trương Văn Hùng: Như trên đã nói, quận đã làm một vài biện pháp để ngăn chặn nạn ô nhiễm từ nguồn nước. Còn vấn đề khuyến cáo hoặc ngăn cấm thì phường chưa thể thực hiện. Người trồng rau thuộc hộ gia đình, cho dù cơ quan chức năng có khuyến cáo cũng không có tác dụng. Vì hộ trồng rau thấy có lợi là trồng. Dùng biện pháp hành chánh cũng chẳng xong. Cấm họ sản xuất thì họ sẽ làm gì để sống?

- Ông Lê Minh Trí: Hiện nay quận chỉ chú trọng đến nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho cây trồng, vật nuôi. Còn tình trạng nước bị ô nhiễm kim loại nặng từ chất thải của các nhà máy ảnh hưởng đến rau thì chưa nghe cơ quan nào nói đến. Do đó việc khuyến cáo hoặc cấm sản xuất rất khó. Vả lại, những hộ trồng rau lại phân tán, không tập trung cho nên muốn đi vận động hướng dẫn bà con trồng rau cũng gặp trở ngại vì quận không có người.

Không xử lý được vì thiếu quy định

imgPhóng viên: Nhiều loại rau xanh nhiễm độc đang gây hoang mang cho người tiêu dùng. Đứng ở góc độ cơ quan chuyên môn, ông có nhận xét gì về tình trạng trên?

- Ông Nguyễn Thiện, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ Thực vật TPHCM: Theo kết quả khảo sát mới nhất do Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM công bố vào tháng 10-2001, trong 120 mẫu rau xanh trên thị trường thì có 4,2% mẫu rau nhiễm thuốc trừ sâu trên mức cho phép. Thoạt nghe tưởng 4,2% là số ít nhưng thực tế mỗi người trung bình ăn trên dưới 700 bữa ăn có rau xanh/năm thì mới thấy nguy cơ nhiễm độc là rất cao. Tình trạng rau xanh nhiễm kim loại nặng cũng là điều đáng báo động.

img Vậy tại sao các vùng trồng rau nhiễm kim loại nặng vẫn tồn tại?

- Chức năng của chúng tôi là chỉ cấp phép cho những đơn vị trồng rau an toàn (đáp ứng bốn tiêu chuẩn không nhiễm kim loại nặng, nitrat, thuốc trừ sâu và các loại vi sinh). Nghĩa là khi chi cục kiểm tra vùng trồng rau đảm bảo các điều kiện về môi trường, không gần bệnh viện, nghĩa trang, khu công nghiệp, không được sử dụng nước thải từ kênh rạch, nước thải công nghiệp..., nếu đạt được các tiêu chuẩn trên, chúng tôi mới cấp phép. Phản ánh của báo chí về các vùng trồng rau thuộc khu Thạnh Lộc (quận 12), kênh Tham Lương (Tân Bình), khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Bình Chánh), Suối Cái (Thủ Đức)... là các vùng trồng rau không đăng ký là rau an toàn.

img Vậy là loại rau không an toàn đang hoàn toàn bị thả nổi?

- TPHCM hiện có trên 12.000 ha trồng rau nhưng mô hình trồng rau an toàn chỉ mới có vài chục hecta. Chúng ta đang thực hiện việc làm thế nào để có vùng rau an toàn chứ chưa loại bỏ vùng rau không an toàn. Vì muốn loại bỏ thì phải có luật pháp mà trên thực tế chưa có quy định, văn bản nào cấm không được trồng rau không an toàn. Ngoài công việc tuyên truyền và khuyến cáo việc trồng rau tại các vùng bị nhiễm kim loại nặng sẽ gây nguy cơ độc hại cho người sử dụng, chúng tôi không làm gì khác hơn được. Vì vậy muốn hạn chế được khả năng nhiễm độc từ các vùng trồng rau thì Nhà nước phải có quy định cụ thể.

 Đừng ăn rau trồng dưới nước

Theo ông Nguyễn Thiện - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ Thực vật TPHCM: Rau nhiễm kim loại nặng kể cả nhiễm nitrat (do bón phân đạm nhiều) dù có chế biến chín cũng không loại bỏ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam rau là một món không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày nên không thể không ăn. Vì vậy theo kinh nghiệm cá nhân của ông, người sử dụng cần lưu ý những điểm sau:

- Hạn chế ăn rau muống nước (loại rau có cọng và lá to, màu xanh tươi, nhiều rễ phụ trên thân), thay vào đó là dùng các loại rau muống trồng bằng hạt và trồng bằng phương pháp thủy canh vì hai loại rau này được đảm bảo hơn về môi trường trồng và nguồn nước tưới.

- Thay việc ăn các loại rau trồng dưới nước như rau muống, rau nhút, ngó sen bằng các loại rau trồng trên cạn hoặc các loại rau củ, quả. Tuyệt đối không ăn sống rau muống chẻ vì các loại rau này thường là rau muống trồng dưới nước cọng to, dễ chẻ.

- Cẩn thận khi ăn các loại rau có màu xanh đậm, cọng và lá mướt nhìn rất sạch và đẹp. Vì các loại rau bón phân đạm nhiều sẽ có màu xanh đậm, nguy cơ nhiễm nitrat cao (thực tế cũng có loại rau xanh mướt do được chăm sóc tốt mà không phải bón phân đạm nhưng số lượng rất hạn chế).

- Nên tìm mua rau an toàn để ăn. Chính người tiêu dùng dễ dãi sử dụng rau không an toàn nên loại rau này vẫn còn đất sống và tiêu thụ rất mạnh. Việc sử dụng rau an toàn sẽ làm giảm vùng trồng rau không an toàn, đảm bảo sức khỏe chung của cộng đồng.                                     M.Vân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo