xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ chết người do lạm dụng thuốc xịt cắt cơn hen

N.Dung

(NLĐO) - Việc lạm dụng thuốc xịt cắt cơn hen quá 3 lần/tuần là dấu hiệu tăng nguy cơ của đợt hen cấp, có thể dẫn đến các hậu quả đáng tiếc, thậm chí tử vong.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cùng 3 Hội chuyên ngành và AstraZeneca Việt Nam vào ngày 23-1 đã khởi động Chương trình truyền thông "Bạn kiểm soát hen hay hen kiểm soát bạn" nhằm giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về bệnh hen tại Việt Nam. Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), chương trình đặt mục tiêu giúp người bệnh tự đánh giá nguy cơ cơ phụ thuộc thuốc cắt cơn hen của mình một cách nhanh chóng với một số câu hỏi trên trang web http://vilaphoikhoe.kcb.vn.

Ngoài ra, các hướng dẫn điều trị bệnh hô hấp sẽ được cập nhật liên tục trên kênh thông tin này, từ đó giúp người bệnh tự trang bị kiến thức để kiểm soát bệnh hen tối ưu hơn và chủ động tìm đến bác sĩ để được chăm sóc phù hợp. Đây là hoạt động trong khuôn khổ hợp tác Vì lá phổi khỏe, sáng kiến đa quốc gia của AstraZeneca nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngoại trú bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại 9 quốc gia Châu Á.

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ chết người do lạm dụng thuốc xịt cắt cơn hen - Ảnh 1.

Bộ Y tế cùng các hội chuyên ngành khởi động Chương trình truyền thông "Bạn kiểm soát hen hay hen kiểm soát bạn"

"Quản lý tốt bệnh hen là một trong những ưu tiên của Chính phủ và ngành y tế Việt Nam. Năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị Hen phế quản người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, trong đó cảnh báo việc sử dụng thường xuyên hoặc quá mức thuốc cắt cơn có thể làm tăng nguy cơ nhập viện và gây tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên, để cải thiện việc kiểm soát hen đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của cơ quan quản lý các cơ sở khám chữa bệnh mà còn ý thức của cả cộng đồng. Hiện vẫn còn tới 70% người mắc hen chưa được quản lý, điều trị"- PGS Khuê nói.

Nhận đinh về thực trạng này, PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng Miễn dịch lâm sàng TP HCM cho biết theo dữ liệu sơ bộ từ một nghiên cứu trong lĩnh vực dược thực hiện tại nhà thuốc năm 2020 từ 14 tỉnh/thành ở Việt Nam cho thấy có đến 68 bệnh nhân hen đã mua từ 3 bình thuốc cắt cơn hen trở lên trong năm vừa qua. "Với kinh nghiệm điều trị tại bệnh viện qua nhiều năm, tôi hiểu rất nhiều bệnh nhân rất "gắn bó" với bình xịt cắt cơn hen nhầm tưởng rằng đây là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng hen. Tuy nhiên, chỉ cần sử dụng thuốc cắt cơn quá 3 lần/tuần đã là dấu hiệu tăng nguy cơ của đợt hen cấp, thậm chí có thể dẫn đến các hậu quả đáng tiếc như: Tăng phản ứng quá mức đường thở, giảm đáp ứng giãn phế quản và có thể tăng nguy cơ tử vong"- PGS Lan cảnh báo.

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ chết người do lạm dụng thuốc xịt cắt cơn hen - Ảnh 2.

Đo đường thở cho bệnh nhân đến khám hen - Ảnh: Thái Bình

PGS-TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, cho biết các khuyến cáo mới nhất về điều trị bệnh hen đều có điểm chung là lưu ý cần giải quyết vấn đề sử dụng quá mức thuốc cắt cơn tác dụng ngắn, tuân thủ việc điều trị duy trì bởi đó là giải pháp bền vững cho ngành y tế cũng như giảm thiểu chi phí và giúp bệnh nhân tránh được hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt, vai trò của đội ngũ y tế tuyến cơ sở rất quan trọng để giúp phát hiện sớm tình trạng lạm dụng thuốc cắt cơn ở bệnh nhân, giúp họ tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Theo giới chuyên môn, để điều trị bệnh hen hiệu quả, giảm tần suất xuất hiện các cơn khó thở (đến mức không còn triệu chứng hen), ngoài việc dùng thuốc, việc kiểm soát, dự phòng hen là rất cần thiết.

Để tự kiểm soát tốt bệnh hen, quan trọng nhất là người bệnh phải để ý môi trường sống xung quanh. Cần tránh xa các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn hen như phấn hoa, lông súc vật, bụi nhà, nấm mốc...

Ngoài ra, người bệnh cần phải sử dụng thuốc dự phòng hàng ngày đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn. Dù không bị lên cơn hen vẫn phải được khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng thấy hết triệu chứng là tự dừng thuốc, không tái khám.

Đi khám khi người có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau: Khó thở; thở khò khè, cò cử; ho; nặng ngực; khó thở về đêm; khó thở khi thay đổi thời tiết; bản thân và gia đình đã từng mắc các bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo