Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu bạc hà. Đông y cho rằng bạc hà vị cay, the, tính mát, có mùi thơm. Dưới đây là một số cách trị liệu từ bạc hà.
- Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên: Thạch cao (sống) 40 g, bạc hà diệp 20 g, tán bột, mỗi lần uống 2-4 g với nước nóng, ngày 3 lần.
- Trị mắt toét: Bạc hà ngâm với nước gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4 g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt.
- Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ: Bạc hà 1 nắm to (20 - 30 g), tạo giáp (bồ kết) 10 trái, bỏ vỏ đen, tẩm giấm, nướng cho vàng, tán bột. Dùng 200 ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm, sấy khô, tán bột làm hoàn, to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn, trẻ nhỏ giảm nửa liều.
- Trị lở ngứa do phong khí: Bạc hà, thiền thoái, lượng bằng nhau; mỗi lần dùng 4 g với rượu ấm.
- Trị lỵ ra máu: Bạc hà, sắc uống.
- Trị chảy máu cam không cầm: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt hoặc bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi.
- Trị ong chích: Bạc hà giã, đắp lên chỗ tổn thương.
- Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hỏa độc khí nhập làm cho 2 bắp chân lở loét chảy nước: Bạc hà, vắt lấy nước bôi.
- Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4 g, cát cánh 8 g, kinh giới 12 g, phòng phong 8 g, cương tằm 12 g, cam thảo 8 g, sắc uống.
- Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa: Bạc hà 4 g, ngưu bàng tử 12 g, thiền thoái 4 g, cam thảo 4 g. Sắc uống thì sởi mọc ra.
- Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt: Bạc hà 6 g, cúc hoa 10 g, tang diệp 10 g. Sắc uống.
- Trị ngứa ngoài da: Bạc hà 30 g, thiền thoái 30 g. Tán bột, mồi lần dùng 4 g, uống với nước và rượu.
Bình luận (0)