Theo tin do Thông tấn xã Việt Nam phát đi ngày 18/6, từ đầu năm đến nay, hàng ngàn người đã đến Viện SR-KST-CT Quy Nhơn để điều trị bệnh do nhiễm sán là gan lớn.
Do số lượng người bệnh khá đông nên Viện không có đủ thuốc đặc hiệu để điều trị nên nhiều người đã phải cấp cứu vì bị biến chứng.
Ngay từ đầu năm 2006, đồng thời với các công văn báo cáo Bộ Y tế, ngày 18/2, Viện cũng đã gửi công văn Văn phòng WHO tại Việt Nam đề nghị cung cấp 10.000 viên thuốc điều trị đặc hiệu Triclabendazole (có tên biệt dược là Egaten).
Thường thức bệnh sán lá gan Biểu hiện cấp tính của bệnh sán lá gan lớn là đau tức vùng gan hoặc vùng thượng vị, sốt, mệt mỏi, gầy sút, ngứa nổi mẩn và rối loạn tiêu hoá. Khám lâm sàng và siêu âm thấy gan to và đau, có nhiều ổ tổn thương trong gan. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng xuất huyết, thiếu máu nặng, vỡ bao gan và tử vong. Nguyên nhân nhiễm sán lá gan lớn là do ăn các thực vật thủy sinh có chứa ấu trùng như rau ngổ, rau cải xoong, rau muống nước, rau diếp cá… |
Trong khi đó, theo tin từ Viện sốt rét KST-SR-CT Quy Nhơn, mới đây nhất, Viện đã tiếp tục có Công văn số 150/VSR-KST ngày 3/6/2006 về việc “Báo cáo tình hình nhiễm sán lá gan lớn” gửi Bộ Y tế.
![]() |
Một loại sán lá gan tìm thấy trên người bệnh |
Trong Công văn nêu trên, Viện SR-KST-CT Quy Nhơn đề nghị Bộ Y tế khẩn trương chỉ đạo việc cấp bổ xung thuốc Triclabendazole ưu tiên để điều trị cho bệnh nhân kịp thời, tránh những thắc mắc không đáng có ở người bệnh.
Đồng thời, Viện cũng đề nghị Bộ có chiến lược nhập thuốc đặc hiệu Triclabendazole và cung cấp kinh phí phòng chống sán lá gan lớn năm 2006 để giải quyết những điểm nóng của bệnh; cử đoàn điều tra xác minh tại Viện.
Viện đã yêu cầu Bộ Y tế có định hướng đầu tư nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh và các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu bệnh sán lá gan lớn một cách bền vững ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Kết quả điều tra của Viện SR-KST-CT Quy Nhơn trong giai đoạn 1989-2005 cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun sán chung từ 60-80%, trong đó cùng với sự lưu hành của sán lá gan nhỏ (Opisthorchis viverini) ở một số tỉnh như Phú Yên, Bình Định, Đăk Lăk, Kon Tum, Quảng Ngãi… sán lá gan lớn (Fasciola gigantica) đang là vấn đề bức xúc của người dân trong toàn khu vực.
Bình luận (0)