xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Báo động trẻ bị tự kỷ

Bài và ảnh: Nguyễn Thạnh

Số trẻ mắc bệnh tự kỷ tăng mạnh trong 7 năm qua, chủ yếu rơi vào những gia đình giàu có. Trong khi đó, giáo viên chăm trẻ bị tự kỷ lại thiếu trầm trọng

Cuộc sống hiện đại khiến một bộ phận người dân quên đi bổn phận thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái. Hậu quả là ngày càng có nhiều trẻ em mắc bệnh tự kỷ. Ghi nhận của phóng viên Báo NLĐ cho thấy vấn đề này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo rất cấp thiết.

img

Hiện VN thiếu giáo viên đặc biệt để chăm sóc trẻ bị tự kỷ

 
Bệnh nhà giàu
 
Chị Hoàng Thị Hồng Nh. (ngụ quận Thủ Đức - TPHCM) sinh bé gái đầu lòng. Gia đình rất vui nhưng vì công việc bận rộn nên vợ chồng chị đành phó thác chuyện chăm sóc con cho bà ngoại. Đến khi bé được 1 tuổi rưỡi thì chị Nh. giật mình vì phát hiện con có những biểu hiện bất thường. 33 tháng tuổi, bé vẫn chưa biết nói, vợ chồng chị Nh. đưa con đi khám tại Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM). Các bác sĩ kết luận bé bị rối loạn phát triển, chậm nói... Mới đây, con chị Nh. được khám lại một lần nữa và các bác sĩ kết luận bé mắc bệnh tự kỷ. 
 
Vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Q. (ngụ quận 7 - TPHCM) là dân kinh doanh nên khá bận rộn, có ít thời gian gần gũi với con. Thấy con bụ bẫm, kháu khỉnh, gia đình yên tâm, lo tập trung làm ăn. Tuy nhiên, khi hơn 2 tuổi, bé vẫn chưa biết nói, nhìn thứ gì cũng tỏ ra sợ sệt, nhút nhát. Gia đình bèn đưa bé đi nhà trẻ. Tuy nhiên, được 2 tuần, bé bị nhà trẻ trả về vì luôn la hét, không nghe theo bất kỳ chỉ dẫn nào. Đến nay, dù đã 5 tuổi, bé vẫn ngu ngơ, chưa bập bẹ được, ánh mắt vô hồn... 
 
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM), những năm qua, số trẻ mắc tự kỷ tăng chóng mặt. Năm 2003, bệnh viện chỉ tiếp nhận điều trị hai trẻ thì đến năm 2007 là 170 trẻ, năm 2008 là 300 trẻ và năm 2009 là 400. Riêng năm 2010, mỗi ngày bệnh viện khám, điều trị cho 5 - 6 trẻ. Đó là chưa kể hàng trăm ca được Bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp nhận mỗi năm. Còn ở phía Bắc, ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy số lượng trẻ tự kỷ cũng tăng ở mức báo động, như năm 2007 là 405 trẻ, năm 2008 là 963 trẻ và năm 2009 gần 1.800 trẻ. Theo các chuyên gia y tế, đây mới chỉ là số liệu ghi nhận được, còn có rất nhiều trẻ mắc bệnh tự kỷ chưa được phát hiện hoặc bị chẩn đoán nhầm và được chuyển vào các trung tâm dành cho trẻ chậm phát triển, câm điếc...
 
Các bác sĩ cũng cho biết bệnh nhi mắc bệnh này phần lớn là con nhà có điều kiện kinh tế khá giả, phần đông cư ngụ ở đô thị, cha mẹ luôn bận rộn với công việc làm ăn.
 
Chưa rõ nguyên nhân, cách điều trị
 
Theo các chuyên gia, tự kỷ là một dạng khuyết tật phức tạp rối loạn về não bộ trong quá trình phát triển, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động, kỹ năng và tâm lý của trẻ, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời của trẻ (50%) dù thể chất bình thường. Hiện nay, bệnh tự kỷ phổ biến trên thế giới với tỉ lệ ghi nhận là 1/100, đang có xu hướng gia tăng tại VN.
 
Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm Khuyết tật và Phát triển, cho biết hiện khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ cũng như cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu được can thiệp kịp thời và đúng cách, trẻ bị tự kỷ vẫn có thể đến trường, hòa nhập bạn bè.
 
Ở góc độ giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng cần có cái nhìn thiện cảm, không phân biệt đối xử đối với trẻ mắc tự kỷ. Việc ưu tiên mở trường chuyên dành cho trẻ tự kỷ cũng là điều cấp bách. Theo ông Tony Louw (Trường Renaissance International School Saigon), ở nước ngoài, trẻ mắc bệnh tự kỷ được hưởng bảo hiểm từ nhà nước, song tại VN thì chưa có. Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đặc biệt để đáp ứng nhu cầu. Ông Đoàn Xuân Trường, Trưởng Khoa Giáo dục đặc biệt Trường CĐ Sư phạm Trung ương - TPHCM, cho biết VN đang cần 200.000 giáo viên đặc biệt, song số sinh viên ngành này ra trường hằng năm chỉ khoảng 200 người.

Không cần thuốc

 
Những biểu hiện của trẻ bị tự kỷ:
 
- Không hiểu những chuẩn mực, quy tắc ứng xử xã hội, thiếu hẳn tính uyển chuyển sáng tạo, khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc.
 
- Chậm hoặc không phát triển ngôn ngữ, không hiểu nghĩa bóng của lời nói cũng như ý nghĩa của cử chỉ điệu bộ hay nét mặt của người đối diện.
 
- Trẻ có thể quá năng động hoặc ù lì, hành động lặp đi lặp lại, hay la hét khi quá bức xúc hoặc sợ hãi, không nhận biết được sự nguy hiểm.
 
Các chuyên gia y tế cho biết tự kỷ không cần chữa bằng thuốc, đôi lúc dùng thuốc an thần để hỗ trợ. Khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ phụ thuộc vào thời điểm can thiệp điều trị thích hợp, tốt nhất là khi trẻ từ 18 đến 36 tháng tuổi.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo