Ngày 4-5, tại cuộc họp khẩn bàn biện pháp phòng chống dịch bệnh tai xanh ở heo, quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) Hoàng Văn Năm cho biết dịch tai xanh đã xuất hiện ở 154 xã, phường, thị trấn của 28 quận, huyện tại 11 tỉnh, thành (Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Lạng Sơn và Nghệ An). Tổng số heo mắc bệnh là gần 50.000 con.
Heo bệnh vào
Ông Năm cho biết với diễn biến dịch bệnh tai xanh hiện nay cho thấy tốc độ lây lan dịch rất nhanh, mức độ trầm trọng và nguy cơ vùng dịch ngày càng mở rộng. Đặc biệt, khả năng miễn dịch tự nhiên của đàn heo đã giảm và dịch đã xuất hiện tại miền Trung (Nghệ An) có thể nói dịch đang uy hiếp các tỉnh phía
Theo ông Văn Đăng Kỳ, Trưởng Phòng Dịch tễ - Cục Thú y, lo ngại hơn là trong khi dịch bệnh liên tiếp lây lan trên diện rộng thì tình trạng bán “chạy” heo ốm, vận chuyển lén lút heo từ vùng dịch sang vùng không có dịch vẫn diễn ra.
Bệnh nhân Nguyễn Văn H. bị nhiễm liên cầu lợn, nhiễm trùng huyết
đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới quốc gia. Ảnh: THẾ DŨNG
Mới đây, tại trạm kiểm dịch Gia Lách (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã phát hiện một ô tô vận chuyển 61 con heo từ Bắc Giang vào Hà Tĩnh, trong đó có vài con đã chết, số còn lại đều dương tính với virus gây bệnh tai xanh.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã có công điện đề nghị chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Sở NN-PTNT tỉnh cùng các ban, ngành liên quan thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chấn chỉnh công tác kiểm dịch động vật trên địa bàn. Tuy nhiên, đến chiều 4-5, tỉnh Bắc Giang vẫn chưa có báo cáo về vấn đề này.
Ngày 4-5, lực lượng CSGT cùng với lực lượng thú y đã thiết lập 2 trạm kiểm dịch trực 24/24 giờ tại khu vực Nam Nghệ An nằm trên tuyến Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh.
Hưởng chênh lệch giá từ heo bệnh
Theo ông Năm, một nguyên nhân dẫn tới các ổ dịch lan rộng ra nhiều tỉnh, thành là do các địa phương không thống nhất mức hỗ trợ tiêu hủy heo bệnh dẫn tới tình trạng heo bệnh chạy từ tỉnh này sang tỉnh khác ở khu vực phía Bắc.
Hiện chỉ có Hưng Yên và Hà Nội áp dụng mức hỗ trợ 25.000 đồng/kg heo bị tiêu hủy, trong khi các địa phương lân cận là từ 18.000-20.000 đồng/kg như Thái Bình, Bắc Ninh, Nam Định... Trước mức chênh lệch này, heo bệnh từ Bắc Ninh đã “chạy” sang Hà Nội để được hưởng giá hỗ trợ cao.
Công tác chỉ đạo phòng chống dịch ở cấp tỉnh rồi đến huyện là còn kịp thời nhưng đến cấp xã thì buông lỏng và xem như chuyện ở nơi khác. “Nhiều địa phương còn bất lực với bệnh tai xanh khi không bố trí được nhân lực đi tiêu hủy heo bệnh” – ông Năm nói.
Ông Lê Văn Bầm, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT), cho rằng nên quy rõ trách nhiệm cụ thể đến từng địa phương để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, đặc biệt là tình trạng “chạy” heo bệnh xảy ra ở địa phương nào, địa phương đó phải có trách nhiệm báo cáo, giải trình với Chính phủ.
Thêm 2 ca mắc liên cầu khuẩn Chiều 4-5, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Khoa Cấp cứu - Điều trị tích cực (Bệnh viện Nhiệt đới quốc gia), cho biết có thêm 2 bệnh nhân được xác định mắc liên cầu khuẩn ở thể viêm màng não. Hai bệnh nhân đều là nam giới đến từ Quảng Ninh và huyện Ba Vì (Hà Nội). Cả hai ca này đều cho biết có ăn thịt heo nhưng không biết heo có mắc bệnh không. Trước đó, đã có 4 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn. Bệnh nhân nặng nhất là Nguyễn Văn H., 30 tuổi (ở Phổ Yên, Thái Nguyên) phải thở máy, đã xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử trên da, nhiều nhất là ở đầu và tay, chân. Bệnh nhân H. được xác định nhiễm trùng huyết. N.Dung |
Bình luận (0)