Do biến chứng nặng nên sau 2 ngày điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Nguyên, cháu M. đã được chuyển đến Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vào ngày 20-7.
Bé N.T.M với 60 vết ong đốt trên người. Ảnh: D.Thu
Ngoài gan, bệnh nhi còn bị tổn thương rất nhiều cơ quan nội tạng như suy thận, phổi, tắc mật, hủy hoại cơ vân, tan máu, tim yếu… Xác định đây là một trường hợp nhiễm độc rất nặng, cân nặng trẻ lại chỉ khoảng 10 kg nên các bác sĩ tiên lượng bệnh nhi khó qua khỏi.
Bé M. hồi phục sau hơn 1 tháng điều trị các vết đốt của ong vò vẽ. Ảnh: D.Thu
Sau 10 ngày tích cực điều trị, men gan của cháu M. đã hạ xuống. Tuy nhiên, ngay sau đó, bệnh nhi lại nhiễm trùng phổi, sốt cao… Hơn một tháng được các bác sĩ tích cực giành giật mạng sống với tử thần, đến nay, sức khỏe cháu M. đã dần ổn định. Dự kiến trong tuần này, M. sẽ xuất viện.
TS Dũng cho biết Khoa Nhi từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị ong đốt nhưng đây là ca phức tạp nhất và điều trị kéo dài nhất từ trước đến nay.
Bình luận (0)