xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh da nghề nghiệp do crôm

THIỆN THÀNH

Ngày 13-4–2001, anh N.T.H, làm thợ hồ ở Thủ Đức -TPHCM đến khám tại Bệnh viện Da liễu trong tình trạng “bị nổi mụn nước ở đầu ngón tay, tróc vẩy hơn một năm nay”. Mu bàn tay có bọng nước, gây ngứa ngáy; bệnh nhân gãi nhiều, trầy da, da dày tăng sừng. Bác sĩ kết luận anh bị bệnh da nghề nghiệp - chàm dạng tổ đỉa.

Một số bác sĩ chuyên gia về sức khỏe lao động môi trường đã nhận định: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang được chú trọng ở nước ta, hàng loạt các công trình đang được xây dựng, các nhà máy chế biến cũng mọc lên như nấm. Trong khi đó, điều kiện làm việc không được lãnh đạo các nhà máy, xí nghiệp chú ý, để  đảm bảo sức khỏe cho công nhân. Vì vậy, công nhân dễ bị mắc các bệnh viêm da và hiện có nguy cơ bùng phát, có khi còn hơn bệnh bụi phổi Silic.

Những công việc có thể gây bệnh

Bác sĩ Nguyễn Doãn Thành, Khoa Vệ sinh lao động bệnh nghề nghiệp - Viện Vệ sinh Y tế công cộng, cho biết bệnh da nghề nghiệp do crôm là một trong 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Crôm xâm nhập vào cơ thể theo ba đường: hô hấp, tiêu hóa và đường da. Những công việc có thể gây bệnh: chế tạo ắc quy, luyện kim, sản xuất nến, sáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo hoa, diêm, keo dán, xi măng, đồ gốm, muối crôm, bột màu, men sứ, thủy tinh, bản kẽm, cao su, gạch chịu lửa, xà phòng, hợp kim nhôm, thợ xây dựng, mạ điện, mạ crôm... Ở những ngành nghề này người lao động tiếp xúc, hít thở, dây dính với crôm hoặc hợp chất crôm thì các loại bệnh như: loét da, loét, thủng vách ngăn mũi, viêm da tiếp xúc, chàm tiếp xúc... đều có thể xuất hiện.

Các loại bệnh

Theo bác sĩ Nguyễn Doãn Thành, bệnh đầu tiên phải kể đến là loét mắt chim câu: Vết loét thường bắt đầu từ các xây xát trên da. Các nốt sần xuất hiện với đường kính thường nhỏ hơn 1cm. Bờ vết loét có thành cao dựng đứng như giếng, đáy có vẩy màu hồng sáng, bờ sưng nề thâm tím, loét kéo dài có thể tới xương. Có trường hợp phải tháo khớp, cắt cụt.

Kế đến là loét thủng vách ngăn mũi: Hơi và bụi crôm gây nên hiện tượng viêm loét, biểu hiện như viêm mũi cấp với niêm mạc bị kích thích đỏ ửng tiết dịch nhầy, sung huyết. Bệnh nhân hay ngoáy mũi gây xây xát bội nhiễm. Sau 2-3 tuần vách ngăn thủng, tổn thương loét rộng, lỗ thủng to gây hiện tượng huýt sáo, khi hít thở sâu khó chịu. Ngoài ra còn các bệnh khác như viêm da tiếp xúc, chàm tiếp xúc, ung thư da (còn nhiều bàn cãi).

 

Biện pháp phòng bệnh

Biện pháp kỹ thuật: Thiết kế hệ thống hút bụi, hơi khí độc. Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý, có thể dùng các màn che chắn hay các phương tiện bảo vệ người lao động tránh mọi tiếp xúc không cần thiết.

Biện pháp cá nhân: Trang bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả các trang bị bảo hộ lao động. Có đủ nước và thực hiện  việc tắm rửa bắt buộc sau lao động. Có các loại thuốc bảo vệ da, nhỏ mũi, thuốc bôi vào các vùng da bị dây dính bụi.

Biện pháp y tế: Không tuyển những người có cơ địa dị ứng như: mề đay, chàm, tổ đỉa, hen phế quản... Định kỳ khám, phát hiện để điều trị kịp thời.

Địa chỉ tư vấn: Khoa Vệ sinh Lao động bệnh nghề nghiệp- Viện Vệ sinh Y tế công cộng: 159 Hưng Phú, quận 8 -TPHCM.                                                        T. Phúc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo