xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Bệnh lạ” thách thức ngành y tế

Niêm Hà ghi

PGS-TS Phan Trọng Lân, Cục phó Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, thừa nhận như trên trong cuộc trao đổi nhanh với báo chí ngày 13-5 về “bệnh lạ” ở Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ - Quảng Ngãi

img
Ông Phan Trọng Lân khám lâm sàng cho một trường hợp mắc “bệnh lạ” tại Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ - Quảng Ngãi. Ảnh: Niêm Hà
* Phóng viên: Ông nhận định gì về hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân và có tăng men gan ở Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ - Quảng Ngãi?

- Ông Phan Trọng Lân: Bệnh chính thức được phát hiện vào ngày 19-4-2011. Ban đầu, bệnh biểu hiện bất thường và 2 tháng sau thì dừng nhưng hiện đang bùng phát trở lại. Thời gian qua, diễn biến của bệnh trở nên phức tạp hơn. Ban đầu, chúng tôi đã đưa ra được bằng chứng về nguyên nhân gây bệnh trên ba mặt lâm sàng, dịch tễ và phòng thí nghiệm. Về dịch tễ, chúng tôi nhận thấy bệnh không hề lây lan bởi trong cùng một gia đình có người mắc nhưng có người không. Lâm sàng thì không thấy biểu hiện sốt ban đầu cũng như công thức máu bạch cầu không thay đổi. Vì vậy, chúng tôi khẳng định không có lây nhiễm ở hội chứng trên. Bên cạnh đó, điều trị kháng sinh chưa thấy hiệu quả và có nhiều trường hợp tái nhiễm không đặc trưng do lây nhiễm. Điều này cho thấy đây là triệu chứng của nhiễm độc.

* Thưa ông, có những trường hợp đã được chữa bớt bệnh nhưng tái nhiễm, vấn đề này là như thế nào?

- Điều này chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu bởi khái niệm tái nhiễm ở đây ngoài việc mang tính đặc trưng khi điều trị, còn có biểu hiện bên trong nội tạng. Chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân có phải do tái nhiễm hay chữa trị không dứt khoát hoặc bệnh kéo dài.

* Theo ông, môi trường hay yếu tố thực phẩm là tác nhân chính gây ra “bệnh lạ”?

- Đây mới chỉ là đề tài nghiên cứu ban đầu nhằm đánh giá nhanh và đưa ra kết quả thực nghiệm chứ chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, với những biểu hiện trên người các bệnh nhân, rất có thể đây là triệu chứng của bệnh phong hoặc nhiễm trùng da. Do vậy, sau khi có kết quả điều tra sơ bộ của đợt đầu, chúng tôi đã tiếp tục điều tra thực địa bài bản đợt hai với sự tham gia của hầu hết các chuyên gia y tế hàng đầu trong nước về dịch tễ, môi trường, lâm sàng, huyết học…

* Ông từng nghi ngờ gạo mốc gây ra “bệnh lạ”, hiện kết luận về vấn đề này như  thế nào?

- Tôi xác nhận rằng gạo không phải là nguyên nhân gây ra “bệnh lạ” bởi chất lượng gạo không có khả năng gây bệnh. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các mẫu lúa cho thấy trong gạo ủ có Anaflutaxin, đây là loại chất tiết tố có thể ảnh hưởng đến gan và lâu dài sẽ dẫn đến ung thư gan nên chúng tôi cần nghiên cứu thêm.

* Bộ Y tế sẽ có những việc làm tiếp theo thế nào?

- Bộ Y tế vẫn tiếp tục thực hiện những biện pháp tổng thể nhằm bảo đảm sức khỏe cho người dân, tăng cường giám sát và phát hiện bệnh sớm để điều trị. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở đánh giá của đoàn công tác đợt này và sẽ tổng hợp các yếu tố ban đầu cũng như nguy cơ. Hy vọng trong thời gian sớm nhất, chúng tôi sẽ phát hiện các yếu tố nguy cơ trước mắt, đồng thời tiếp tục nghiên cứu vì trên thế giới rất nhiều nước vẫn chưa thể tìm ra căn nguyên gây ra những bệnh có biểu hiện khác thường. “Bệnh lạ” là một thách thức với ngành y tế Việt Nam hiện nay. Vì thế, không thể một sớm một chiều đưa ra được kết quả chính xác nguyên nhân gây bệnh.

* Ông có thể cho biết khi nào sẽ chính thức cho ra kết quả xét nghiệm những mẫu đã được các đoàn nghiên cứu lấy trong thời gian qua?

- Việc đưa ra một kết quả chính thức về căn nguyên gây “bệnh lạ” phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khoa học và… may mắn. Chúng tôi sẽ tiếp tục có những biện pháp nghiên cứu sâu hơn và có thể sẽ nhờ các chuyên gia nước ngoài vào cuộc vì họ có máy móc hiện đại, công nghệ cao và những chuyên gia chuyên sâu về độc học, môi trường học…

* Bộ Y tế đã có văn bản kiến nghị đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để họ vào cuộc hay chưa?

- Bản thân chúng tôi ở vùng “rốn dịch” vẫn thường xuyên liên lạc với các chuyên gia trên thế giới bởi Việt Nam là một thành viên của WHO. Hiện tại, chúng tôi tham vấn rất chặt chẽ với WHO về các đề cương nghiên cứu để đưa ra được kết luận sớm nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn phối hợp với một trường đại học của Nhật để xét nghiệm các tác nhân vi sinh trong phòng gien… Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa có văn bản chính thức kiến nghị WHO vào cuộc.

Cấp thuốc, gạo cho người dân vùng “bệnh lạ”

Sau 6 ngày điều tra thực địa và lấy các mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ra “bệnh lạ”, ngày 13-5, đoàn công tác của Bộ Y tế đã phối hợp với UBND huyện Ba Tơ phun hóa chất khử khuẩn, tổng vệ sinh môi trường, phát gạo và cấp phát vitamin tổng hợp cho gần 1.400 hộ dân thuộc xã Ba Điền.

Sáng cùng ngày, UBND huyện Ba Tơ đã cấp phát 67,5 tấn gạo trắng cho hơn 1.500 khẩu của xã Ba Điền và 31 khẩu của 4 xã có người mắc bệnh là Ba Vinh, Ba Ngạc, Ba Tô và Ba Xa. Bộ Y tế cũng chỉ đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn phối hợp với địa phương phun hóa chất khử khuẩn và tổng vệ sinh môi trường trên phạm vi toàn xã Ba Điền.

Đến thời điểm này, “bệnh lạ” đã khiến 205 người mắc và 21 trường hợp tử vong.
D.Thu
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo