xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh liên cầu khuẩn heo: Biến chứng nặng, tử vong cao

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Số bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn heo tăng đột biến trong những tháng gần đây. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây nên, có thể truyền trực tiếp từ heo sang người

Theo TS Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), kết quả xét nghiệm sáng 18-9 của Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới Trung ương đã khẳng định bệnh nhân nam giới 51 tuổi ở quận Tây Hồ - Hà Nội tử vong không phải do nhiễm liên cầu khuẩn heo. Tuy vậy, ông Dương cho rằng người dân cần cảnh giác với căn bệnh này vì đây là một căn bệnh lây từ heo sang người, rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong.

Liên quan đến dịch heo tai xanh

Bệnh liên cầu khuẩn không thành dịch nhưng xuất hiện rải rác quanh năm và tăng nhanh số người mắc vào thời điểm có dịch heo tai xanh. Các nghiên cứu cho thấy bệnh này có khuynh hướng xảy ra vào mùa hè nắng nóng, tuy nhiên với vi khuẩn và virus thì thời tiết lạnh ẩm cũng là điều kiện thích hợp để sinh sôi.

Cũng theo ông Dương, hiện vẫn chưa có bằng chứng bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người bởi các trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn heo được ghi nhận tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương phần lớn có ăn tiết canh heo, giết mổ hoặc tiếp xúc với heo bệnh. Người nhiễm bệnh chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với heo mang vi khuẩn  qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt heo bệnh hay heo mang vi khuẩn nấu không chín… “Không chỉ con heo ốm mang vi khuẩn gây bệnh mà con heo khỏe mạnh, bình thường vẫn mang vi khuẩn liên cầu và chúng chỉ gây bệnh khi sự miễn dịch của con heo ấy giảm. Đây là lý do mà có những người giết mổ hay ăn thịt heo bình thường chưa được nấu chín cũng có thể nhiễm bệnh”- ông Dương cảnh báo.
img
Một bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn heo đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Theo ghi nhận của phóng viên ngày 18-9 tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, thời điểm này vẫn còn 2 bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn heo đang được điều trị, trong đó một bệnh nhân bị viêm màng não và một trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết. Theo các bác sĩ, phần lớn bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn có biểu hiện của viêm màng não mủ. Khai thác tiền sử mắc bệnh có những trường hợp tuy không ăn tiết canh heo nhưng lại làm nghề giết mổ và bán thịt heo. Điển hình là trường hợp ông P.X.V, 52  tuổi ở Nam Định. Sau khi giết mổ heo trở về nhà, ông thấy người khó chịu, ngây ngấy sốt. Tưởng bị cảm lạnh nên ông đã uống thuốc cảm, hạ sốt nhưng đến ngày hôm sau, ông V. vẫn không đỡ mà còn rơi vào trạng thái lơ mơ... Tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, các kết quả xét nghiệm khẳng định ông V. bị viêm màng não mủ do liên cầu heo S.suis. Sau hơn 2 tuần điều trị, sức khỏe ông V. dần hồi phục nhưng ông V. lại bị biến chứng ù, điếc tai.

Dễ chẩn đoán nhầm

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, khi nhiễm liên cầu khuẩn heo, người nhiễm thường có các biểu hiện viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết hoặc kết hợp cả hai loại. Với bệnh nhân viêm màng não, nếu phát hiện sớm thì điều trị sẽ có kết quả tốt nhưng nếu điều trị muộn, người bệnh có thể bị phù não, nếu không tử vong thì cũng dễ để lại di chứng nặng như động kinh, hoại tử tay, chân. Khi nhiễm liên cầu heo, người bệnh có triệu chứng sốt cao trên 390C, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, ù tai, chân tay lạnh, rét run, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết các ban hoạt tử trên da (mảng xám đen  hoặc lốm đốm). Trường hợp nặng, người bệnh bị viêm màng não, sốc nhiễm độc, trụy mạch, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, nhiễm độc tiêu hóa, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, hôn mê và tử vong. Còn với những bệnh nhân hồi phục sau viêm màng não mủ thì mất chức năng nghe là biến chứng phổ biến nhất.

“Đáng lo ngại là bệnh nhiễm liên cầu khuẩn heo nguy hiểm bởi diễn biến nhanh, chỉ trong vòng 10-20 giờ đã có thể rất nguy hiểm, bệnh nhân rơi vào sốc do nhiễm khuẩn huyết, có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị muộn. Trong khi đó, các biểu hiện ban đầu thường không có dấu hiệu điển hình ngoài việc sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, vì thế dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn tụ cầu, viêm màng não do não mô cầu...”- bác sĩ Hà cảnh báo.
Chưa có vắc-xin phòng bệnh 

Theo các chuyên gia dịch tễ, hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh nhiễm liên cầu khuẩn heo cho người. Vi khuẩn gây bệnh liên cầu S.suis có thể sống ở 600C trong 10 phút, 500C trong 2 giờ và 100C trong 6 tuần, do đó, cách phòng bệnh tốt nhất là thịt heo, nội tạng heo cần được nấu chín thật kỹ.
 
 Người dân không nên ăn tiết canh, nem chua… vì đây là những thực phẩm được coi là ổ bệnh chứa vô số loại vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Sau khi tiếp xúc với heo nếu thấy có triệu chứng sốt cao, nhức đầu, nôn nhiều, đau họng, cần nhập viện điều trị. Với những người giết mổ hoặc tiêu hủy heo nhiễm bệnh phải sử dụng đồ bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo