xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh mà không ăn, thuốc nào cứu được!

Bài và ảnh: HẢI YẾN

Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp người bệnh mau chóng hồi phục mà còn tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể, giảm biến chứng, giảm thời gian nằm viện

ThS y khoa, Lê Thị Thu Hà, Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), cho biết thống kê cho thấy hiện nay, trên 70% số ca tử vong từ bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm và có liên quan đến dinh dưỡng.

Chấp nhận uống thuốc mà quên ăn

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Dinh dưỡng cho người bệnh càng quan trọng hơn. Tuy nhiên, rất nhiều người (kể cả nhân viên y tế) nghĩ rằng trong điều trị bệnh, chỉ cần thuốc và "kỹ thuật cao" là có thể giải quyết tất cả. Đây là quan niệm sai lầm. "Nhiều bệnh nhân hiện nay có quan niệm là vào bệnh viện chỉ uống thuốc, không cần ăn. Chích thuốc đau vẫn chích, thuốc đắng vẫn uống nhưng mệt thì lại không ăn" - bà Hà lo ngại.

Điển hình, Bệnh viện Quân y 175 từng tiếp nhận 1 bệnh nhân nam 40 tuổi, mắc ung thư dạ dày. Người bệnh nhập viện trong tình trạng thể trạng suy kiệt do suy dinh dưỡng. Khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết do sợ ăn nhiều sẽ kích thích khối u phát triển nên đã ăn uống kiêng khem, ăn chay. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh của ông không quá nặng nhưng thể trạng suy dinh dưỡng. Sau đó, bệnh nhân được chăm sóc dinh dưỡng theo chế độ ăn của người bệnh và sức khỏe ông hồi phục tốt sau 2 tháng.

Bệnh mà không ăn, thuốc nào cứu được! - Ảnh 1.

Nhân viên Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 chuẩn bị bữa ăn cho bệnh nhân

Một trường hợp khác là cụ ông 77 tuổi, nhập viện trong tình trạng đột quỵ não, viêm phổi, tăng huyết áp phải đặt nội khí quản trên nền thể trạng suy dinh dưỡng. Ngay sau khi ông nhập viện, các bác sĩ dinh dưỡng cũng được mời hội chẩn trong quá trình điều trị để có các bước nâng cao thể trạng người bệnh từ trước phẫu thuật.

"Với trường hợp này, chúng tôi đã đánh giá thể trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân, tiên lượng bệnh nhân cần nuôi ăn qua sonde lâu dài nên đã chỉ định mở sonde dạ dày ra da nuôi ăn sớm. Sau khi mổ thì tiếp tục có chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp. Bệnh nhân phục hồi rất tốt, đóng nội khí quản thành công và được xuất viện sớm" - bà Hà kể.

Đề nghị BHYT chi trả chế độ ăn cho người bệnh

Theo ThS Lê Thị Thu Hà, việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp người bệnh mau chóng hồi phục mà còn tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể, giảm biến chứng, giảm thời gian nằm viện. Nếu người bệnh kiêng khem và không coi trọng chuyện ăn uống sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, khiến bệnh trở nặng khó hồi phục và tử vong.

Theo bà Hà, bệnh nhân nhập viện đều được đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Trường hợp bệnh đặc thù có liên quan đến dinh dưỡng, người bệnh sẽ được thăm khám, tư vấn và chỉ định chế độ ăn phù hợp. Tuy nhiên, dinh dưỡng cho người bệnh hiện vẫn chưa được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, việc ăn uống người bệnh tự lo.

"Nếu người bệnh ăn tại bệnh viện bằng các suất ăn được xây dựng thực đơn phù hợp bệnh lý thì phải đăng ký cam kết. Vì vậy, chế độ ăn cho người bệnh cần sớm được BHYT chi trả để bảo đảm dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe" - bà Hà đề nghị.

Đồng quan điểm, TS-BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), cho biết từ thực tế lâm sàng, bên cạnh thuốc, phương pháp điều trị thì dinh dưỡng của người bệnh cần được quan tâm đúng mức. Dinh dưỡng cho người bệnh không chỉ là ăn mà là điều trị. Bác sĩ Tâm dẫn chứng theo hiệp Hội Dinh dưỡng Mỹ, có 3/4 bệnh nhân tiêu hóa suy dinh dưỡng, tỉ lệ tử vong tăng 5 lần, biến chứng tăng 3 lần.

"Hiện nay, chúng ta không quan tâm đến dinh dưỡng cho người bệnh. Người đái tháo đường nhập viện thì ngoài các phương pháp điều trị cần kiểm soát đường huyết tốt. Nhưng nếu người bệnh tự mua các phần cơm ở bên ngoài, thường là cơm nhiều, thiếu đạm, chất xơ… dẫn tới tăng đường huyết nên việc kiểm soát đường huyết hoặc nhiễm trùng sẽ khó khăn. Hay bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối nhập viện vì tăng ure huyết hoặc kali máu. Nếu cho bệnh nhân tự túc thèm gì ăn đó mà không có kiểm soát ure huyết thì làm tăng tỉ lệ biến chứng" - bác sĩ Tâm phân tích.

Theo bác sĩ Tâm, khi bệnh nhân nhập viện, nếu được đánh giá, chẩn đoán đúng về dinh dưỡng thì giúp giảm biến chứng và khả năng tử vong. Một đồng chi cho dinh dưỡng tiết kiệm được 52 đồng chi phí điều trị. "Truyền 1 chai đạm 10% (500 ml) chỉ được 200 kcal. Nếu quy đổi 1 chai này với giá gần 100.000 đồng do BHYT chi trả sang 1 chai sữa cho bệnh nhân với giá chỉ từ 20.000 - 45.000 đồng, cũng có hàm lượng kcal tương đương thì lợi ích nhiều hơn. Bởi ăn uống sinh lý vẫn tốt hơn truyền dịch. Đặc biệt, khi truyền dịch có nguy cơ nhiễm khuẩn, người lớn tuổi bể ven sau đó có thể gây viêm, áp-xe" - bác sĩ Tâm nêu ví dụ.

Bác sĩ Tâm cũng dẫn ra một số hạn chế của BHYT khi mới chi trả cho một phần của dinh dưỡng truyền tĩnh mạch. Trong khi đó, dinh dưỡng bằng ống thông, miệng rất sinh lý và hiệu quả nhưng chưa nằm trong danh mục được BHYT thanh toán.

"Chúng ta cần quan tâm chi trả BHYT dinh dưỡng cho bệnh nhân. Bước đầu có thể quy định bệnh nhân đồng chi trả để giảm bớt gánh nặng cho người bệnh" - bác sĩ Lưu Ngân Tâm đề xuất. 

BHYT sẽ chi trả cho sữa mẹ thanh trùng

Theo kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025, Bộ Y tế sẽ xây dựng chính sách BHYT chi trả cho nhiều loại dịch vụ, sản phẩm.

Văn bản của Bộ Y tế nêu rõ hiện nay, ngân sách chưa bảo đảm để người dân được tiếp nhận các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu, chưa có bất cứ can thiệp dinh dưỡng nào được BHYT chi trả. Các chế phẩm chuyên biệt và sản phẩm dinh dưỡng chưa thuộc danh mục chi trả của BHYT. Ngoài ra, việc trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, Việt Nam rất khó để duy trì mức tài trợ của quốc tế cho y tế. Do đó, để xây dựng các chính sách liên quan đến dinh dưỡng cho người bệnh, Bộ Y tế sẽ xây dựng chính sách BHYT chi trả cho dịch vụ tư vấn và điều trị phục hồi cho trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng tại cộng đồng và bệnh viện; chi trả cho sữa mẹ thanh trùng cho trẻ sơ sinh, sinh non và bệnh lý chưa được tiếp cận với sữa mẹ đẻ; các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo