Thông thường, con người không có khả năng điều khiển độ giãn nở của đồng tử một cách ý thức. Sự giãn nở đồng tử phục vụ cho việc tăng giảm ánh sáng mà mắt nhận được, giúp mắt thích nghi với môi trường xung quanh và hoàn toàn diễn ra một cách vô thức. Tuy nhiên, hệ thống kể trên lại sử dụng khả năng này mà không đòi hỏi bệnh nhân phải trải qua bất kỳ quá trình luyện tập nào. Đó là nhờ một phát kiến nho nhỏ trong một nghiên cứu có từ năm 1964, cho thấy đồng tử giãn nở khi ta phải làm tính nhẩm phức tạp.
Từ đó, nhóm các nhà khoa học đã thiết lập một hệ thống chỉ bao gồm một camera ghi hình kết hợp với máy tính phân tích. Bệnh nhân sẽ được hỏi một câu hỏi dạng có/không, với mỗi câu trả lời được kèm theo một bài toán nhỏ, với hướng dẫn là chỉ làm bài toán của câu trả lời mà bệnh nhân muốn đưa ra. Bệnh nhân không cần phải làm hết hoặc đúng bài toán, độ giãn nở của đồng tử tương đương với độ khó của bài toán sẽ cho phép máy tính xác định được lựa chọn của bệnh nhân. Thí nghiệm ban đầu cho thấy đối với các bệnh nhân thích hợp, tỉ lệ nhận biết câu trả lời đúng/sai, có/không đạt vào khoảng 67% đến 84%.
Ưu điểm của hệ thống này là rẻ và dễ lắp đặt, thích hợp để dùng ngay tại nhà bệnh nhân. Nhà thần kinh học Steven Laureys, quản lý thử nghiệm dự án trong phòng bệnh - cho biết như thế. Hệ thống này hiện vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Bình luận (0)