xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh nhiễm nấm lưỡi ở trẻ em

Theo PNCN

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Oanh Tuyết (Khoa Tổng hợp 1, BV Nhi Đồng 2, TPHCM), gần đây có độ 60% trẻ đến khám ở BV bị nhiễm nấm lưỡi - một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh biếng ăn ở trẻ, nhưng lại là yếu tố ít được các bậc phụ huynh chú ý! Bệnh này điều trị rất lâu, dai dẳng vì dễ tái đi tái lại...

. Thưa bác sĩ, nhiễm nấm ở lưỡi có phải là bệnh đẹn trăng như dân gian thường gọi?

- BS Nguyễn Thị Oanh Tuyết: Đúng vậy, ông bà xưa thường gọi là đẹn trăng hay tưa lưỡi. Đối tượng trẻ mắc phải không phân biệt tuổi, kéo dài từ sơ sinh đến 9 - 10 tuổi, thậm chí là 15 tuổi!

Triệu chứng: Có những chấm trắng hình tròn, tạo thành một sợi dây tưa trên lưỡi, khiến trẻ không bú sữa, không ăn uống được vì đau đớn. Ở những trường hợp nặng, gây viêm đỏ, có nhiều bậc cha mẹ thấy nóng ruột, "cạy" những chấm trắng này ra sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng, rất nguy hiểm!

. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này thưa bác sĩ?

- Bệnh do nhiều loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu vẫn là Candids albican - là loại nấm cơ hội, luôn hiện diện trong cơ thể mỗi người, khi vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém, nấm sẽ phát triển, gây bệnh.

Bệnh xuất hiện:

+ Với trẻ nhỏ, khi bú mẹ hoặc bú sữa bột xong, không được cho uống nước tráng miệng lại.

+ Với trẻ lớn: ăn xong không làm vệ sinh răng miệng, đặc biệt thường xuyên ăn ngọt, ăn vào ban đêm.

Nếu bệnh để lâu, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn. Có những trường hợp nặng, nấm lan xuống đường ruột, gây tiêu chảy kéo dài, rất nguy hiểm.

. Bệnh thường tái đi tái lại, vậy phải điều trị như thế nào cho dứt điểm? Cách phòng ngừa?

- Bệnh này, như đã nói ở trên, thường xuất hiện khi sức đề kháng kém, cơ thể mắc một loại bệnh khác song song cùng bệnh tưa lưỡi. Do đó, nếu trẻ đang bệnh, cần phải được chữa trị các loại bệnh chính trước (như ho, tiêu chảy, viêm họng...), đồng thời với việc trị bệnh nhiễm nấm lưỡi bằng cách rơ lưỡi với thuốc Daktasin. Do bệnh dễ tái phát, nên cần phải chữa bằng cách phối hợp nhịp nhàng các biện pháp khác như: vệ sinh răng miệng, tăng cường sức khỏe cho trẻ (vì là nấm cơ hội nên khi cơ thể yếu sẽ bùng lên).

Để phòng ngừa, với trẻ sơ sinh, sau khi cho bú sữa, cần cho trẻ uống nước lọc để tráng miệng. Với trẻ 2 - 3 tuổi có thể cho trẻ súc miệng bằng nước lọc. Trẻ lớn hơn thì súc miệng bằng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em (chứa nồng độ flour thấp, để lỡ trẻ nuốt kem đánh răng, sẽ không bị nguy hiểm). Phụ huynh cần nhắc nhở bé, không chỉ súc miệng vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ mà phải làm sau mỗi bữa ăn. Đặc biệt nên hạn chế việc bú đêm với trẻ nhỏ và ăn đêm với trẻ lớn, vì hay có tình trạng ăn xong trẻ bèn đi... ngủ luôn, quên súc miệng.

. Với trẻ nhỏ, dân gian thường có "mẹo" rơ lưỡi bằng mật ong, chanh, muối..., cũng hiệu quả phải không, thưa bác sĩ?

- Mật ong có chất sát trùng, rất tốt, nhưng khi dùng để rơ lưỡi, cha, mẹ phải nhớ cho trẻ uống nước lọc tráng miệng sau khi rơ lưỡi xong. Nước muối có thể dùng để súc miệng thay kem đánh răng - trong trường hợp không có kem đánh răng dành riêng cho trẻ em.

. Xin cảm ơn bác sĩ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo