xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh sa ruột bẹn

BS Bùi Xuân Cường (chuyên khoa II - Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh)

Sa ruột bẹn, y khoa gọi là thoát vị bẹn, gặp ở nam nhiều hơn nữ, là tình trạng tạng trong ổ bụng rời khỏi vị trí chui qua ống bẹn xuống bìu, hay gặp trong các loại thoát vị thành bụng

Ổ bụng là một khoang kín, được bọc kín bởi các cơ thành bụng trước và các cơ ở sau lưng. Ở vùng bẹn của mỗi người cả nam và nữ có một vùng gọi là tam giác bẹn, vùng này có khiếm khuyết về cơ thành bụng. Một số người có khiếm khuyết này không gây biến chứng gì, một số khác lại tạo nên một khe hở làm cho thành bụng không kín gọi là ống bẹn. Qua khe đó, dịch trong bụng,  ruột, có khi là mỡ chài, có khi cả ruột thừa sa ra ngoài và xuống dưới nên dân gian gọi là sa ruột bẹn, thường gọi là thoát vị bẩm sinh, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, cũng có khi ở thanh niên.

Thoát vị  do nhão cơ bụng

Bệnh mắc phải này thường gặp ở người trên 40 tuổi do cơ thành bụng vùng bẹn đã nhão đi theo năm tháng, có vùng nhỏ yếu hẳn đi và không làm nổi chức năng bọc kín thành bụng.

Thoát vị bẹn ở trẻ em. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Thoát vị bẹn ở trẻ em. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Khi ở tư thế đứng, có gắng sức, ho rặn, áp lực trong bụng tăng cao, một số phần mềm trong bụng, thường gặp nhất là ruột, có thể bị đẩy ra ngoài qua ống bẹn hay chỗ cơ bị nhão. Ruột bị sa có thể khá nhiều, có khi xuống tới bìu ở nam giới. Thông thường, tình trạng sa ruột như vậy không gây nguy hiểm gì. Người bệnh chỉ cảm thấy tức nhẹ ở bên bị thoát vị, tức nhiều hay ít tùy thuộc vào áp lực ở chỗ thoát vị. Đôi lúc người bệnh thấy tức cả trong bụng hay buồn nôn. Khi người bị bệnh nằm nghỉ vài phút, khối ruột sa có thể tự chui trở về trong bụng và các triệu chứng hết hẳn. Chỉ có một số ít ruột sa xuống và dính với phần mềm xung quanh nên không tự trở về bụng được ngay cả ở tư thế nằm.

Tuy nhiên, tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra khi khối ruột sa xuống mà không tự trở về trong bụng được do tình trạng thắt nghẹt ở đầu ống bẹn. Lúc này, không những tình trạng lưu thông trong lòng ruột bị tắc nghẽn mà mạch máu nuôi đoạn ruột này cùng bị bóp nghẹt. Nguy cơ cho người bệnh là khúc ruột bị nghẹt đó sẽ bị hoại tử nếu không được giải phóng kịp thời. Người bệnh lúc này ở trong tình trạng cấp cứu và cần được chữa trị càng sớm càng tốt.

Chỉ có thể phẫu thuật

Để có thể trị dứt được bệnh, hiện tại chỉ có phương pháp dùng phẫu thuật. Tuy nhiên, người ta lại không yêu cầu phẫu thuật với những em bé chưa được 1 tuổi nếu không có tình trạng thắt nghẹt. Ở những em bé này, khe mà ruột chui qua có thể tự bịt kín, không cần mổ; chỉ đặt vấn đề mổ với những thoát vị không tự hết sau 12 tháng tuổi. Một số người bệnh quá lớn tuổi, có nhiều bệnh kết hợp và bị thoát vị bẹn mắc phải thì thường được khuyên có thể đeo băng ép vùng bẹn để hạn chế thoát vị.

Ở nhóm các bệnh nhân còn lại, mổ để loại bỏ ống bẹn, sửa chữa khiếm khuyết cơ thành bụng vùng bẹn là một phẫu thuật tương đối nhẹ nhàng, ít gây nguy hiểm cho người bệnh, chỉ cần nằm viện một đêm và nghỉ vài ngày sau mổ là có thể làm việc nhẹ trở lại. Đối với những bệnh nhân bị thoát vị nghẹt mà tới bệnh viện cấp cứu trễ, ruột bị hoại tử nên phải cắt nối một đoạn ruột thì sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, khi thoát vị bị nghẹt, người bệnh cần phải lập tức tới bệnh viện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo