xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh tay - chân - miệng bùng phát

NGỌC DUNG - NGUYỄN THẠNH - ANH THƯ

Năm nay, bệnh tay - chân - miệng có thể bùng phát dữ dội. Đến thời điểm này, số ca mắc đã xấp xỉ 21.000 nhưng chỉ bằng 1/5 so với dự báo, trong đó 2 trẻ đã tử vong

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 20.500 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng và xuất hiện tại 62/63 tỉnh, thành phố. Trong số này, 2 trường hợp đã tử vong tại Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu với tác nhân gây bệnh chính là EV 71- virus có độc lực cao nhất trong nhóm virus gây bệnh này.

Nguy hiểm không thua gì sởi

Như các năm trước, số ca mắc bệnh tay - chân - miệng vẫn tập trung nhiều ở miền Nam (chiếm hơn 80%). Mặc dù số ca mắc bệnh giảm 18,6%, tử vong giảm 5 trường hợp so với cùng kỳ năm 2013 nhưng tại một số “điểm nóng” như TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Bình Dương, Kon Tum, số ca mắc vẫn tăng từ 10%-45% so với cùng thời điểm năm ngoái. Đáng lưu ý, chủng EV 71 vẫn là tác nhân chính dẫn đến các ca tử vong. Theo ông Phu, bệnh tay - chân - miệng không chỉ bùng phát ở Việt Nam mà năm nay nó có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao tại một số nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tại Trung Quốc, số ca mắc cũng tăng gần 40%, Macau tăng gần 50% và Singapore tăng 10% so với năm 2013.

Giới chuyên môn cảnh báo bệnh tay - chân - miệng nguy hiểm không kém bệnh sởi. Một số trường hợp bệnh diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được điều trị kịp thời. Trong khi đó, theo nhận định của Bộ Y tế, tháng 5 cũng là thời gian đỉnh dịch của bệnh tay - chân - miệng. Theo chu kỳ tăng của bệnh (3 năm) thì năm nay dự báo tay - chân - miệng có thể bùng phát mạnh. Số ca mắc tay - chân - miệng trung bình hằng năm tại Việt Nam khoảng 100.000 - 150.000, trong đó 30-40 trường hợp tử vong.

Bệnh nhi TCM đang được điều trị tại Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1 (TP HCM)Ảnh: ANH THƯ

Bệnh nhi tay - chân - miệng đang được điều trị tại Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1 (TP HCM)Ảnh: ANH THƯ

Tại buổi tập huấn điều trị bệnh tay - chân - miệng cho bệnh viện các địa phương phía Bắc diễn ra mới đây, nhiều chuyên gia cho rằng công tác chẩn đoán, điều trị bệnh tay - chân - miệng gặp nhiều khó khăn do diễn tiến rất nhanh. Dấu hiệu sốc của bệnh diễn tiến nhanh hơn hẳn sốc do các bệnh khác như sốt xuất huyết, sốc nhiễm trùng. Có thể chỉ trong vòng 15 phút bệnh nhân đã rơi vào tình trạng phù phổi cấp. Vì thế, ngay cả ở những bệnh viện tuyến đầu vẫn có thể chẩn đoán lâm sàng nhẹ hơn thực tế hoặc điều trị tích cực đúng phác đồ mà vẫn tử vong.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), ngay tại bệnh viện tuyến cuối, đã có trường hợp bác sĩ khám xác định bệnh tay - chân - miệng và phân độ lâm sàng bệnh nhân là độ 2a nhưng chỉ 5 phút sau khi được chuyển vào khoa điều trị, bệnh nhi đã ở độ 4 - mức nặng nhất của phân độ lâm sàng với các triệu chứng sốc, phù phổi cấp, tím tái… Ngay cả những ca mắc ở thể tối cấp do virus EV 71 gây ra, dù được nhập viện sớm và điều trị theo đúng phác đồ, vẫn có thể bị viêm cơ tim, phù phổi, suy tuần hoàn…

Số ca mắc bệnh tăng nhanh

Tại TP HCM, bệnh tay - chân - miệng bắt đầu vào mùa với số ca nhập viện tăng mạnh. Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, giám sát dịch tễ cho thấy tốc độ bệnh tay - chân - miệng tăng theo tuần rất nhanh. Từ đầu năm đến nay, tại TP HCM đã ghi nhận gần 3.500 ca, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó 90% trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh tay - chân - miệng xuất hiện khắp 24 quận, huyện của TP HCM, trong đó những nơi có số ca mắc cao nhất là các quận 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Ngoài ra, một số địa phương yêu cầu cần tăng cường kiểm soát do có số ca mắc tay - chân - miệng tăng hơn năm ngoái là quận 11 và 2 huyện Củ Chi, Hóc Môn.

Bác sĩ Dũng cho biết trong 19 tuần đầu, TP ghi nhận 5 trường học có ổ bệnh truyền nhiễm, trong đó có 1 ổ bệnh tay - chân - miệng xảy ra ở một trường mầm non tại quận 12. “Việc theo dõi, giám sát và kiểm soát dịch bệnh ở các trường mầm non, nhóm trẻ, khu nhà trọ là rất cần thiết để khống chế bệnh tăng nhanh, mất kiểm soát như năm 2011, 2012” - ông Dũng nói.

Tại các bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 và Bệnh nhiệt đới TP HCM, hiện trung bình mỗi ngày có đến 40-50 trường hợp điều trị nội trú bệnh tay - chân - miệng. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, lượng trẻ mắc tay - chân - miệng điều trị tại khoa đã bắt đầu xuất hiện rải rác trong các tuần trước và bắt đầu tăng mạnh hơn trong vài ngày gần đây, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng nhiều trong vài tuần tới. Đa phần trẻ mắc bệnh nhẹ nhưng cũng xuất hiện vài trường hợp độ 3, độ 4 và hầu hết dưới 3 tuổi. “Thông thường có hai thời điểm bùng phát bệnh tay - chân - miệng trong năm: đợt đầu vào tháng 5 và 6; đợt hai vào các tháng 9, 10, 11” - bác sĩ Khanh nhận định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo