Bệnh nhi tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Xuân Thảo
"Đây là địa phương đông người lao động nhập cư nên việc quản lý bệnh nhân khá khó khăn. Hiện chúng tôi đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh, khử khuẩn tại cả trường học và khu vực dân cư" - bác sĩ Hệ cho biết.
Tăng mạnh ở nhóm bệnh nhẹ
Hết tháng 9, dịch sẽ giảm
Theo TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, đợt dịch bệnh tay chân miệng lần này được các chuyên gia y tế dự đoán từ trước nên đã có các bước chuẩn bị. Thông thường qua hết tháng 9, dịch sẽ giảm và giảm mạnh vào cuối năm đến tận đầu năm sau. “Năm nay có lợi thế là các trường học, trường mẫu giáo hầu hết đã nắm rõ và thực hiện tốt các bước vệ sinh phòng bệnh. Hiện chúng tôi chỉ lo ngại nhất là các nhóm trẻ tư nhân nên vẫn đang tập trung tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra cho đối tượng này” - ông Siêu nói. |
Ông Siêu còn nói rõ hơn là các bệnh nhi tay chân miệng chủ yếu mắc ở độ 1 và 2A là những mức độ nhẹ, không nguy hiểm. Lượng bệnh nhân tử vong cũng giảm mạnh so với năm 2011. Cùng thời điểm này năm 2011, toàn TP có đến 24 ca tử vong nhưng từ đầu năm đến nay chỉ có 6 ca.
Nghi không phải EV71
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1, thời gian gần đây tại bệnh viện cũng như các phòng khám bên ngoài, ông và các đồng nghiệp thường gặp bệnh nhi tay chân miệng có biểu hiện nổi hồng ban kèm nhiều mụn nước dày đặc khắp cơ thể, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông… Tuy biểu hiện về da có vẻ nặng nhưng bệnh lại ở mức độ nhẹ.
"Chúng tôi nghi ngờ rằng các trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong đợt dịch này bị gây bệnh bởi chủng Coxsackievirus A16 chứ không phải EV71. EV71 thường gây nổi hồng ban ít hơn và cũng rất ít mụn nước nhưng lại gây bệnh nặng và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Coxsackievirus A16 có đặc điểm là gây các tổn thương da như trên, được biểu hiện rất rõ nhưng ít gây tử vong dù bệnh nặng hơn"- bác sĩ Tiến phân tích.
BÀ TRẦN THỊ KIM THANH, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ GD-ĐT TPHCM:
Phải đặc biệt coi trọng khâu phòng bệnh
Đề phòng dịch bệnh tay chân miệng là việc làm thường xuyên của ngành GD-ĐT. Ngoài các văn bản chỉ đạo của TP, Sở GD-ĐT vẫn thường xuyên phối hợp với y tế dự phòng thực hiện các biện pháp phòng bệnh tại các trường học, đặc biệt tại các trường mầm non và tiểu học. Đề phòng bệnh có thể bùng phát, các trường học phải tích cực khử trùng, diệt khuẩn môi trường.
Đối với giáo viên, khi phát hiện học sinh có những biểu hiện của bệnh phải báo ngay với phụ huynh để phối hợp. Khi có học sinh bị bệnh phải cho nghỉ học để cách ly.
Nếu trong một lớp học có từ 3 đến 5 học sinh mắc bệnh thì phải cho cả lớp đó nghỉ. Trong phạm vi trường học, nếu có 3 đến 5 lớp có học sinh bị bệnh thì phải đóng cửa trường. Năm học mới đã bắt đầu, nếu dịch tay chân miệng xảy ra trong nhà trường ở mức độ lây lan nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch học tập nên sở yêu cầu các trường học phải đặc biệt coi trọng khâu phòng bệnh. H.Lân ghi |
Bình luận (0)