xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Bệnh thời đại” ngày càng nhiều ở người trẻ

NHÓM PHÓNG VIÊN

(NLĐO) - Vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 29-11, Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm kết hợp tư vấn trực tuyến về sức khỏe cho bạn đọc, chủ đề "Đối mặt, phòng tránh các bệnh thời đại" với sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa về ung thư, tim mạch, truyền nhiễm, tâm lý lâm sàng... đến từ các bệnh viện uy tín.

Các bác sĩ, chuyên gia tham gia chương trình:

- TS-BS Lê Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM);

- TS-BS Tạ Vương Khoa, Phó Trưởng Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175;

- BS CK2 Phạm Đức Đạt, Trưởng Khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Nhân dân 115;

- ThS-BS Đỗ Cao Vân Anh, Nguyên Phó trưởng Bộ môn Nhiễm, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch;

- TS Tâm lý Lê Minh Thuận, Giảng viên Khoa Y tế công cộng Trường ĐH Y dược TP HCM, Trưởng Khoa Tâm thể Bệnh viện TP Thủ Đức;

- TS-BS Lưu Văn Minh, Trưởng Khoa Nội ung bướu, Bệnh viện Quốc tế DNA;

- Ông Nguyễn Minh Vương, Giám đốc Công ty Bảo Việt Nhân thọ Sài Gòn.

Chương trình được Báo Người Lao Động tường thuật trực tuyến tại địa chỉ nld.com.vn và trên các phương tiện xuất bản của báo. 

“Bệnh thời đại” ngày càng nhiều ở người trẻ - Ảnh 1.
“Bệnh thời đại” ngày càng nhiều ở người trẻ - Ảnh 2.

Ban tổ chức chương trình tặng hoa cho đơn vị đồng hành

MC: Nhiều ý kiến cho rằng xu hướng toàn cầu hóa ảnh hưởng môi trường, thay đổi lối sống... Các bác sĩ nhận định ra sao về ý kiến trên và yếu tố nào khiến sự gia tăng tỉ lệ mắc mới ung thư?

TS-BS LÊ TUẤN ANH

Mức độ tăng bệnh nhân ung thư đáng quan ngại. Việt Nam đang chuyển đổi mô hình bệnh tật, từ đối mặt với bệnh truyền nhiễm thì nay phải đối mặt với bệnh không lây nhiễm. Trong đó, ung thư được xem là bệnh gây tử vong thứ 2 sau tim mạch. Bệnh ung thư có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, do đó chúng ta cần có những biện pháp cũng như truyền thông để có thể kịp thời điều trị và phòng tránh.

BS LƯU VĂN MINH

Có 5 loại ung thư phổ biến nhất đối với nam: Phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến; cũng như 5 loại ung thư phổ biến nhất với nữ: Ung thư vú, gan, phổi, đại trực tràng, dạ dày.

Thống kê năm 2020, Việt Nam có 97 triệu dân, 182.000 ca ung thư mắc mới, đó là con số "lo mà không sợ".

Số liệu ung thư 182.000 không có nghĩa là người Việt Nam bị ung thư nhiều lên. Con số đó không chỉ do sự phát triển của dân số, mà còn do sự phát triển của lĩnh vực điều trị ung bướu theo định hướng của Bộ Y tế, giúp phát hiện nhiều hơn các ca bệnh. Thời điểm hiện tại, tuổi thọ trung bình tăng lên rất cao, kéo theo tỉ lệ thuận với số ca ung thư được phát hiện.

Với bệnh ung thư, hiện nay chúng ta điều trị kết quả rất tốt. Điều đáng lo là bệnh nhân thường đến ở giai đoạn trễ. Điều này có thể được giải quyết bởi công tác truyền thông, kết nối ngành y với người dân, đồng thời là vai trò của các cơ quan bảo hiểm để người dân mạnh dạn tiếp cận điều trị.

MC: Theo Hội đột quỵ thế giới, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Về con số tử vong, mỗi năm có tới 6,5 triệu ca với hơn 6% trong số đó là người trẻ. Xin bác sĩ cho biết đột quỵ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống của quốc gia?

BS TẠ VƯƠNG KHOA

Trên thế giới hàng năm có khoảng 15-17 triệu người bị đột quỵ. Đột quỵ từ nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 thì nay đã vượt qua ung thư, đứng thứ 2. Trong đó, tàn phế sau đột quỵ vẫn đứng hàng số 1 là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một trong những nguyên nhân gây gia tăng đột quỵ đến từ môi trường và lối sống không lành mạnh.  Cách đây trên 10 năm, người trẻ chỉ có 7-8% đột quỵ nhưng gần đây tăng lên 15%-20%.

MC: Ngoài đột quỵ, với những căn bệnh khác như tâm thần, truyền nhiễm, tim mạch… ảnh hưởng ra sao?

BS PHẠM ĐỨC ĐẠT

Thống kê cho thấy hiện nay, cứ 4 người có 1 người bị cao huyết áp, con số này phản ánh một phần tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch trong xã hội.

Trong điều trị bệnh tim mạch, ngoài việc phát hiện sớm thì đối với ngành y tế còn là thái độ điều trị phù hợp để bệnh nhân phối hợp, đạt được mục tiêu điều trị, đưa ra kết quả tốt.

Ở các nước, vấn đề tim mạch luôn ưu tiên phòng ngừa là chính, bên cạnh việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời để không để lại di chứng. Vì vậy, về phía người dân, cần có thái độ phòng ngừa trước: Chế độ ăn, tập luyện, tầm soát để phát hiện sớm… nhằm tránh những hậu quả về sau.

MC: Hiện nay, dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát nhanh mà  COVID-19 là ví dụ. Xin bác sĩ cho biết những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt với dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay ra sao?


“Bệnh thời đại” ngày càng nhiều ở người trẻ - Ảnh 3.

BS Đỗ Cao Vân Anh trao đổi tại chương trình

BS ĐỖ CAO VÂN ANH

Khi nói đến bệnh truyền nhiễm, có tam giác quen thuộc: Ký chủ - môi trường - tác nhân gây bệnh. Trong bệnh truyền nhiễm, nếu mắc bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường… thì miễn dịch sẽ thay đổi và trở thành đối tượng cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Sự thay đổi môi trường cực đoan cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, bao gồm sự gia tăng bệnh lây truyền từ động vật. Điều này tạo nên áp lực cho việc phát triển vắc-xin và thuốc điều trị theo kịp sự phát triển của mô hình bệnh truyền nhiễm, bao gồm nguy cơ về các bệnh đang trỗi dậy.

“Bệnh thời đại” ngày càng nhiều ở người trẻ - Ảnh 4.

MC: Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc rối loạn tâm thần thường gặp chiếm tới 14,9% dân số, tương đương khoảng 15 triệu người. Xin bác sĩ cho biết tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân ở TP HCM?

TS tâm lý LÊ MINH THUẬN

Về mặt tâm lý có tâm lý học về sức khỏe và tâm lý lâm sàng. Tuy nhiên, trước đây, tại các bệnh viện chỉ quan tâm đến tâm thần, trong khi tâm lý bị bỏ qua. Tại TP HCM, ở bệnh viện tuyến quận, có Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, BV quận 2 cũ) là đơn vị đầu tiên có khoa tâm lý lâm sàng. Sau đó, là Bệnh viện TP Thủ Đức thành lập khoa tâm thể.

Điều này, giúp người bệnh được quan tâm, chăm sóc toàn diện. Bởi có những mặt bệnh về tâm lý không có nguyên nhân rõ ràng như vì sao người ta tự tử, vì sao có sự căng thẳng, lo âu… Song song đó, ở cộng động, phòng ngừa, dự phòng bệnh tâm lý rất quan trọng.

MC: Tim mạch cũng là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu. Riêng tại Việt Nam, số ca tử vong do tim mạch chiếm 33% các ca tử vong, cao nhất trong các bệnh lý. Xin bác sĩ cho biết thách thức lớn nhất hiện nay trong việc điều trị, phòng ngừa bệnh tim mạch là gì?

BS PHẠM ĐỨC ĐẠT

Các bác sĩ Việt Nam đã làm chủ các kỹ thuật điều trị tim mạch nhưng trong điều trị còn cần nhiều yếu tố. Thách thức lớn nhất trong điều trị bệnh tim mạch hiện nay bao gồm yếu tố người bệnh và vai trò của bảo hiểm.

Bệnh nhân tuân thủ điều trị như thế nào, duy trì lối sống lành mạnh như thế nào? Chúng ta đã đi đúng hướng trong việc tiến tới bảo hiểm toàn dân. Bên cạnh đó là sự phong phú của các sản phẩm bảo hiểm khác để hỗ trợ cho bệnh nhân tốt hơn, tạo điều kiện để bệnh nhân tiếp cận các kỹ thuật cao hơn.

Toàn bộ các mặt trong cuộc sống đều ảnh hưởng đến tim mạch, ví dụ vấn đề tâm lý có thể liên quan đến tăng huyết áp, tình trạng bệnh lý tim mạch… Vì vậy, cần xét đến nhiều vấn đề trong cuộc sống của chúng ta để có thể phòng ngừa tốt bệnh tim mạch.

MC: Thưa ông Nguyễn Minh Vương, hiện nay, Bảo Việt Nhân thọ là thương hiệu dẫn đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy bên cạnh các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, công ty cũng đã có những sản phẩm bổ trợ có quyền lợi về chăm sóc y tế như sản phẩm An Vui Sống Khỏe hay là bảo hiểm các bệnh hiểm nghèo như Life Care, vì sao vậy?

ÔNG NGUYỄN MINH VƯƠNG:

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu về thương hiệu của chúng tôi và biết được khá rõ các dòng sản phẩm hiện nay của Bảo Việt Nhân thọ.

Bên cạnh các sản phẩm với những quyền lợi cơ bản, Bảo Việt Nhân thọ còn chú trọng phát triển các sản phẩm bổ trợ, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe nhằm tối ưu bảo vệ cho khách hàng. Vì chúng tôi muốn khách hàng có được nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu bảo vệ của mình cũng như mức phí có thể tham gia. Tôi ví dụ, nếu bạn tham gia HĐ bảo hiểm nhân thọ thì khi gặp các vấn đề rủi ro bạn được chi trả ở mức A. Nhưng khi tham gia thêm các sản phẩm bổ trợ hay bảo hiểm sức khỏe bạn sẽ được chi trả ở mức A+.

Ngoài các sản phẩm bảo hiểm thì chúng tôi còn phát triển Tổng đài tư vấn sức khỏe cho Khách hàng hoàn toàn miễn phí với số hotline 18006966 nhánh số 2. Ngoài ra, chúng tôi còn thường xuyên tổ chức các chương trình nâng cao sức khỏe như Ngày Quốc tế Yoga thu hút hàng triệu người tham gia. Các chương trình khám bệnh cho người dân miễn phí. 


“Bệnh thời đại” ngày càng nhiều ở người trẻ - Ảnh 5.

MC: Xin hỏi các bác sĩ tầm quan trọng của việc chăm sóc toàn diện để kiểm soát và quản lý các căn bệnh thời đại?

BS LÊ TUẤN ANH:

Chúng ta cần phòng ngừa - chăm sóc sức khỏe toàn diện, ưu tiên phòng ngừa nhất là các bệnh không lây nhiễm để giảm gánh nặng y tế.

Nhiều người hiện chỉ đến bệnh viện khi có triệu chứng lâm sàng, điều đó là hơi muộn. Chúng ta nên có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ sức khỏe. Ngoài ra với bệnh ung thư, cần đẩy mạnh các chương trình tầm soát sớm, chủng ngừa các nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Ví dụ việc chủng ngừa vắc-xin viêm gan siêu vi B từ khi mới chào đời sẽ dần giúp giảm tỉ lệ ung thư gan. Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá sẽ giúp đẩy lùi nhiều loại ung thư như ung thư phổi, bàng quang, ung thư tụy… và cả bệnh tim mạch.

Sau đó là vấn đề xây dựng mô thức chẩn đoán, điều trị, phối hợp đa chuyên khoa để có thể đưa đến kết quả điều trị toàn diện hơn cho bệnh nhân, bao gồm vấn đề phục hồi sau bệnh. Điều này cũng đòi hỏi nâng tầm cách thức đào tạo nhân viên y tế và tổ chức hệ thống y tế.

TS-BS LƯU VĂN MINH

Ngày xưa có bệnh thì điều trị bằng thuốc, bây giờ để phát hiện bệnh sớm giúp phòng ngừa thì người dân được tuyên truyền, hướng dẫn. Điều này giúp cho tỉ mắc bệnh giảm xuống.

Cụ thể, trước đây, tại Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao nhất, tuy nhiên con số này đã được kéo giảm rõ rệt nhờ phát hiện, điều trị sớm. Thậm chí, phòng ngừa khi chưa có bệnh là các bé gái được tiêm ngừa vắc-xin.

BS ĐỖ CAO VÂN ANH

Trong phòng ngừa – chăm sóc sức khỏe toàn diện liên quan đến bệnh truyền nhiễm là việc sử dụng kháng sinh. Hiện chúng ta đang sử dụng bừa bãi kháng sinh. Hệ quả là xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh và đa kháng kháng sinh. Điều quan ngại là chủng vi khuẩn xuất hiện từ cộng đồng. Ví dụ viêm phổi xuất hiện ở cộng đồng gặp vi khuẩn đa kháng kháng sinh khiến việc điều trị rất khó khăn. Do đó, mọi người cần phải có chiến lược sử dụng kháng sinh thích hợp.

Hiện tại, các bệnh viện lớn đã có hệ thống dược sĩ lâm sàng, giám sát đánh giá nồng độ kháng sinh tối thiểu để đạt mong muốn diệt khuẩn… Bên cạnh đó, hiện nay, chúng ta có thể tiêm ngừa trọn đời theo từng đối tượng khác nhau so với trước đây là chỉ tập trung tiêm chủng mở rộng cho trẻ. Chúng ta có thể tiêm chủng cho các đối tượng như thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mãn tính…

MC: Đột quỵ được đánh giá là "căn bệnh tử thần" thời đại 4.0 vì có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Theo bác sĩ, cần làm gì để thúc đẩy chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu đơn vị đột quỵ giúp người dân được tiếp cận sớm trong điều trị?

BS TẠ VƯƠNG KHOA

Cứ 100 người đột quỵ thì có 20 người tử vong và có 20 người phục hồi hoàn toàn. Trong 60 người hứng chịu di chứng có một nửa phải lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác.

Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi là người dân có kiến thức để phòng tránh đột quỵ tốt, giảm được nguy cơ phải đến bệnh viện. Yếu tố nguy cơ hoặc yếu tố nguyên nhân gây đột quỵ không cao xa, 80-90% là các nguyên nhân thông thường, có thể phòng tránh được, cũng như phát hiện sớm để có kết quả điều trị tốt hơn. Các nguyên nhân có thể kiểm soát đó bao gồm bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, stress, hút thuốc lá, béo phì…

Vì vậy, nếu người dân có kiến thức tốt và có ý thức quan tâm đến sức khỏe bản thân, tuân thủ khuyến cáo của thầy thuốc thì hoàn toàn có thể phòng ngừa, kiểm soát các hậu quả do đột quỵ.

Ngoài ra, vai trò của chiến lược tầm soát hiệu quả cũng rất quan trọng, và điều này liên quan mật thiết đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, bên cạnh vai trò của các chương trình truyền thông về đột quỵ.

MC: Liên quan tới các bệnh ung thư và đột quỵ thì được biết Bảo Việt Nhân thọ có sản phẩm Life Care với câu slogan khá thú vị: "Sợ làm gì, chủ động đi". Mức phí tham gia sản phẩm này chỉ từ 140.000 đồng/năm mà quyền lợi bảo vệ lại rất tốt. Ông Vương có thể giới thiệu về sản phẩm này để các khán giả của chúng ta có thêm sự lựa chọn không?

ÔNG NGUYỄN MINH VƯƠNG

Tôi nghĩ đây là sản phẩm gia tăng bảo vệ mà ai cũng nên có, vì mức phí chỉ từ 140.000 đồng/năm nhưng quyền lợi bảo vệ lại rất cao.

Với bệnh ung thư: Ngay ở giai đoạn đầu đã chi trả 20% Số tiền bảo hiểm, lên tới 100 triệu đồng. Ở giai đoạn sau chi trả 100% Số tiền bảo hiểm, lên tới 500 triệu đồng.  Đặc biệt có hỗ trợ 2% Số tiền bảo hiểm khi thực hiện tầm soát ung thư cho người thân (trường hợp Người được bảo hiểm bị ung thư).

Với bệnh đột quy chi trả 100% Số tiền bảo hiểm, lên tới 500 triệu đồng.

Sản phẩm này mua hằng năm hoặc mua được một lần cho nhiều năm. Công ty sẽ hoàn 20% phí đóng, áp dụng cho trường hợp khách hàng mua 10 năm, đóng phí 1 lần và không có yêu cầu giải quyết quyền lợi nào.

Để tìm hiểu về sản phẩm chi tiết các thông tin trên, bạn đọc có thể truy cập website: baovietnhantho.com.vn

“Bệnh thời đại” ngày càng nhiều ở người trẻ - Ảnh 6.
“Bệnh thời đại” ngày càng nhiều ở người trẻ - Ảnh 7.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo