xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh vàng da ở trẻ

Bài và ảnh: ANH THƯ

Đa phần trẻ sơ sinh bị vàng da do hiện tượng sinh lý bình thường nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu của bệnh lý

Thấy con gái nhỏ bị vàng da nhẹ từ hồi 3 ngày tuổi, chị N.T.M.U (quận Tân Bình - TPHCM) hơi lo nhưng tự trấn an mình đây cũng là chuyện bình thường ở trẻ con vì khi xuất viện sau khi sinh, bác sĩ chẩn đoán em bé bình thường, khỏe mạnh. Cho đến khi một người bà con làm trong ngành y đến thăm, thấy da cháu bé không bình thường, lật áo ra xem thấy vùng da vàng lan quá bụng, khuyên nên đưa bé đi khám gấp.
 
img

Trẻ sinh non đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ

Biến chứng thần kinh nếu chậm xử lý

Vàng da vốn là một hiện tượng gây ra bởi sự tăng bilirubin - một sản phẩm được tạo ra trong quá trình thoái hóa hemoglobin của hồng cầu. Đa phần bilirubin được thải ra khỏi cơ thể nhờ quá trình làm việc của gan và hệ tiêu hóa, chỉ một số ít được phóng thích vào máu. “Trong những ngày đầu đời, trẻ sơ sinh có thể gặp hiện tượng vàng da tạm thời do quá trình thay đổi sinh lý từ hình thức máu của bào thai chuyển sang máu của con người bình thường, làm tăng bilirubin do hiện tượng tán huyết” - BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM, lý giải.

Còn theo PGS-TS-BS Ngô Minh Xuân, Chủ tịch Hội Chu sinh và Sơ sinh TPHCM, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, vàng da sơ sinh thường gặp ở 25%-30% trẻ đủ tháng và 90% ở trẻ non tháng, trong đó đa phần là vàng da sinh lý. Vàng da sinh lý được kết luận khi có đầy đủ các tiêu chuẩn như xuất hiện sau 24 giờ tuổi; hết trong vòng 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; mức độ vàng da nhẹ (chỉ lan đến vùng mặt, cổ, ngực, phần bụng trên rốn); vàng da đơn thuần, không kết hợp với các triệu chứng bất thường khác.

Ở giai đoạn vàng da sinh lý này, trẻ có thể tự khỏi nhưng một nhóm nhỏ sẽ chuyển sang vàng da bệnh lý, nhất là khi có các yếu tố nguy cơ như ngạt sau sinh, non tháng, suy hô hấp, nhiễm trùng, mất nước, bị ảnh hưởng bởi dược phẩm làm giảm sự gắn kết albumin - bilirubin, giảm đường huyết, giảm thân nhiệt… Vàng da bệnh lý được xác định khi hiện tượng vàng da của trẻ không đáp ứng một hay vài tiêu chí của vàng da sinh lý. BS Xuân cảnh báo: “Vàng da bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời vì dễ gây ra biến chứng vàng da nhân do nhiễm độc thần kinh, có tỉ lệ tử vong cao, di chứng thần kinh nặng nề (như bại não, chậm phát triển trí tuệ…)”.

Nhận biết qua triệu chứng

BS Xuân cho biết khi vàng da sơ sinh chuyển sang giai đoạn vàng da bệnh lý thường bắt đầu bằng biểu hiện vàng da sậm đi và dần lan rộng ra phần dưới cơ thể, nồng độ bilirubin tăng nhanh. Tiếp theo, có thể bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nhiễm độc thần kinh, trẻ li bì, bú chậm, bú yếu, ói ọc, có biểu hiện bất thường về mắt, phản xạ chậm, đôi khi lại vật vã, quấy khóc. Giai đoạn này thường diễn tiến rất nhanh và chuyển sang nhiễm độc thần kinh nặng với các biểu hiện như vàng da nặng, bỏ bú, nôn ói, tăng kích thích mắt khiến mắt trừng trừng, ưỡn cong người, co giật, rối loạn hô hấp tuần hoàn, rối loạn trương lực cơ. Ở trẻ non tháng, đôi khi giai đoạn này chỉ biểu hiện bằng sự tím tái, cơn ngưng thở nhiều, trẻ lịm dần. Nếu để đến giai đoạn này, em bé đã rất nguy kịch, việc thay máu có thể cứu sống trẻ nhưng xác suất để lại di chứng thần kinh không hồi phục khá cao.

Vàng da bệnh lý chỉ có thể được điều trị tốt khi phát hiện sớm. Ở trẻ vàng da chưa nặng, thường các bệnh viện áp dụng phương pháp chiếu đèn với ánh sáng cơ bước sóng phù hợp với đỉnh hấp thụ của bilirubin, kèm theo chế độ dinh dưỡng và thuốc phù hợp. Theo BS Xuân, vàng da sơ sinh có thể xảy ra ở trẻ do nhiều nguyên nhân như hiện tượng tán huyết bẩm sinh hay thứ phát, do thiếu một số loại men hay tương tác bất lợi với sữa mẹ, rối loạn chuyển hóa, tắc ruột, suy giáp bẩm sinh, do thuốc… Ông cũng lưu ý tình trạng trẻ bị vàng da do sữa mẹ tương đối hiếm, các bậc phụ huynh nên đi khám kỹ để xác định nguyên nhân bệnh thay vì vội vàng ngưng sữa mẹ như một số người vẫn làm.
 

Theo dõi qua nguyên tắc Krammer

Theo PGS-TS-BS Ngô Minh Xuân, cha mẹ có thể quan sát em bé để ước lượng tình trạng bệnh theo nguyên tắc Krammer. Theo đó, trẻ bị vàng da sẽ bị vàng từ phần đầu trở xuống, vùng vàng da càng lan xuống phía dưới thì tình trạng càng nặng, có thể chia theo 5 mức độ: vùng I là đầu, mặt; vùng II là phần cổ, ngực, trên rốn; vùng III là phần bụng dưới rốn, đùi; vùng IV là cẳng chân, cánh tay, cẳng tay; vùng V là lòng bàn tay, bàn chân. Trong đó, khi vàng da mới lan ở vùng I và II thì thường vẫn là vàng da sinh lý, vùng III là mức báo động, phải đưa đi bệnh viện. Nếu vàng da đã lan tới vùng IV, vùng V, trẻ cần được đưa đi cấp cứu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo