Theo một tài liệu của Viện Vệ sinh dịch tễ học (Bộ Y tế), bệnh VNNB được biết từ năm 1871, nhưng mãi đến năm 1935 người ta mới phân lập được vi rút từ não của người bệnh ở Tokyo (Nhật Bản) và ba năm sau đó, nhà khoa học Mitamura phân lập được vi rút VNNB ở muỗi Culex Tritaeniorhynchus. Đến năm 1959, những nghiên cứu ở Nhật Bản đã xác định ổ chứa vi rút chủ yếu là lợn, chim, đặc biệt muỗi C. Tritaeniorhynchus là con đường chính truyền bệnh VNNB giữa các động vật có xương sống và từ đó truyền sang người. VNNB lưu hành rộng rãi ở châu Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines, các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Ở Ấn Độ, VNNB xảy ra hàng năm với số người mắc bệnh nhiều, có năm lên đến 10.000 ca. Ở miền Bắc Thái Lan, tỉ lệ mắc hàng năm từ 10 đến 20 ca/100.000 dân. Hầu hết những nước này có nhiệt độ cao vào mùa hè và mưa nhiều, thuận lợi cho việc trồng lúa nước, đồng thời nghề chăn nuôi heo ở đây cũng khá phổ biến. Những năm gần đây, nhờ việc tiêm phòng vắc xin, bệnh VNNB đã được khống chế ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Song bệnh lại có chiều hướng tăng lên ở Ấn Độ,
Những dấu hiệu phát bệnh của VNNB
Cũng như viêm não cấp, bệnh VNNB kết thúc thời kỳ ủ bệnh và bắt đầu một loạt triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, nôn; rối loạn ý thức: lú lẫn, mê sảng, hôn mê; rối loạn vận động: trương lực cơ tăng, chân tay co cứng, cử động bất thường, co giật; nặng hơn nữa có thể liệt nửa người hay liệt toàn thân. Bệnh để lại di chứng liệt vận động hoặc rối loạn tinh thần. Bệnh thể hiện rất đa dạng, từ thể VNNB điển hình, viêm màng não nước trong đến những trường hợp nhẹ chỉ có sốt, đau đầu. Phần lớn các trường hợp nhiễm vi rút VNNB không có biểu hiện triệu chứng nhiễm trùng thể ẩn.
Điều trị: một thách thức
Theo các chuyên gia ở khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, VNNB ở giai đoạn cấp cho đến nay vẫn là một thách thức đối với các bác sĩ. Việc điều trị các triệu chứng dựa trên cơ sở điều hòa thần kinh thực vật, chống phù não, lập lại cân bằng nước và điện giải, chống co giật, giải quyết bí đại-tiểu tiện, đề phòng bội nhiễm, trợ lực và nâng cao thể trạng bệnh nhân. Đối với việc phòng bệnh, có hai vấn đề không thể xem thường là theo dõi con đường lan truyền của bệnh và tiêm phòng. Nhưng giám sát các vật chủ trung gian không dễ vì VNNB lưu hành rộng rãi không những ở người mà cả súc vật có vú, chim muông... Cách phòng ngừa thứ hai là tiêm vắc xin. Tại Việt
Mức độ cảm nhiễm của các loài đối với vi-rút VNNB khác nhau. Tỉ lệ kháng thể dương tính cao đối với vi rút VNNB đã được chứng minh ở các súc vật như lợn, ngựa, các loài chim và tỉ lệ dương tính thấp ở trâu, bò, dê, cừu, chó và khỉ. Lợn và chim là những vật chủ quan trọng nhất dự trữ, nhân lên và lan rộng vi rút VNNB. Ngựa cũng bị nhiễm VNNB nhưng nó không đóng vai trò quan trọng làm lây truyền bệnh. (Nguồn: Viện Vệ sinh dịch tễ học - Bộ Y tế) |
Bình luận (0)