Bác sĩ Tạ Vương Khoa, Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) trả lời: Tiền sử tiền sản giật nói riêng và tiền sử co giật nói chung không phải là chống chỉ định của tiêm vắc-xin Covid-19. Trong trường hợp tiền sử dị ứng, trừ khi tác nhân dị ứng thuộc thành phần cấu tạo của vắc-xin Covid-19 thì bị chống chỉ định tuyệt đối, còn lại vẫn có thể tiêm vắc-xin bình thường.
Trường hợp của bạn (dị ứng với trứng và cà chua khi ăn chung) vẫn tiêm được vắc-xin, nếu dị ứng chỉ ở mức độ nhẹ (ngứa, nổi mề đay, phù nhẹ quanh mắt…) thì bạn có thể tiêm ở bất cứ đâu, còn nếu dị ứng mức độ trung bình đến nặng (choáng váng, vã mồ hôi, khó thở, tím tái, tụt huyết áp, sốc…) thì bạn nên tiêm tại bệnh viện.
Từ ngày 9-8, Báo Người Lao Động mở chuyên mục "Phòng mạch" Covid-19 với nhiều nội dung phong phú như: Hỏi – đáp về các loại bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp; Cập nhật những bài viết mang tính thông tin về các chính sách của nhà nước đối với dịch bệnh Covid-19; Các đường dây nóng liên quan dịch bệnh Covid-19…
Câu hỏi của bạn đọc sẽ được Báo Người Lao Động chuyển đến các bác sĩ có uy tín, cũng như những chuyên gia y tế để "chẩn đoán và khám bệnh từ xa", phần nào giải đáp những thắc mắc liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi tin - bài hoặc gởi về Email: phongmachonline@nld.com.vn
Bình luận (0)