xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bị khó tiểu về đêm và cách điều trị?

Nguyễn Thạnh ghi

(NLĐO) - Bạn đọc Văn Quân (ở Tiền Giang) hỏi: Gần 1 năm nay tôi bị chứng khó tiểu, tiểu nhiều lần về đêm. Bác sĩ bệnh viện địa phương chẩn đoán tôi bị triệu chứng đường tiểu dưới. Xin bác sĩ cho biết loại bệnh tình này có nguy hiểm không và chữa trị thế nào?

BSCK1 Phó Minh Tín, Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Dược TP HCM, trả lời: 

Có thể anh bị triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt là một cơ quan hình hạt đậu nằm bên dưới cổ bàng quang và bao bọc đoạn đầu niệu đạo hay đường tiểu của nam giới. Tuyến tiền liệt thường sẽ tăng kích thước sau 40 tuổi và đa phần là tăng sinh lành tính (trước đây còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt…). Tuy nhiên, tình trạng tăng sinh này có thể gây tắc nghẽn đường tiểu dưới của người bệnh.

Một số yếu tố nguy cơ tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt như: tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng nhiều, tiền căn gia đình có cha hoặc anh trai bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt hoặc người bị béo phì, đái tháo đường, ít vận động thể lực…

Các triệu chứng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có thể gồm nhóm triệu chứng bế tắc (khó tiểu, tia nước tiểu yếu, rặn khởi động, tiểu ngắt quãng) hoặc các triệu chứng kích thích (tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm hoặc nước tiểu nhỏ giọt khi tiểu xong).

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào có tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt đều biểu hiện triệu chứng đường tiểu dưới. Có rất nhiều bệnh có thể gây ra triệu chứng đường tiểu dưới như: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo, ung thư tuyến tiền liệt… Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác bệnh dựa trên tình trạng khởi phát bệnh, các triệu chứng khác đi kèm, thăm khám tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng, thực hiện một số xét nghiệm, siêu âm bụng…

Với bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt, đối với người bệnh mức độ nhẹ thì không cần dùng thuốc mà chỉ cần điều chỉnh lối sống và đánh giá lại sự thay đổi sau mỗi 3 – 6 tháng. Bị ở mức độ trung bình trở lên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì điều trị bằng thuốc. Trường hợp điều trị thuốc không hiệu quả hoặc người bệnh đã có các biến chứng của tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (bí tiểu cấp tái đi tái lại, tiểu máu, nhiễm khuẩn niệu, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, suy thận ngược dòng) thì cần được phẫu thuật ngay bằng cách cắt tuyến tiền liệt nội soi qua ngả niệu đạo bằng điện đơn cực, lưỡng cực hoặc laser…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo