Đó là những chất xúc tác cần thiết giúp cơ thể sản xuất rất nhiều loại men, nội tiết tố và những hóa chất thiết yếu khác giúp cơ thể hoạt động mỗi ngày, tăng trưởng và phát triển.
Thiếu vi chất thường gặp ở các đối tượng có gia tăng nhu cầu vi chất gồm trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú... và những người có chế độ ăn không đầy đủ cân bằng (như người ăn kiêng, ốm dài ngày, người đi biển hoặc sống ở nơi không có rau xanh, thường xuyên ăn các thức ăn chế biến sẵn để lâu ngày...).
Nếu chế độ ăn sử dụng nguồn thực phẩm giàu vi chất là rau, trái cây và nguồn đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa...) một cách đầy đủ, hợp lý thì không lo thiếu vi chất. Những gia đình có thu nhập thấp, ở vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo; những người ăn chay, ăn kiêng, biếng ăn hay bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa không thể tiêu thụ thực phẩm đa dạng đều có nguy cơ thiếu vitamin và khoáng chất, do vậy cần phải bổ sung bằng cách ăn nhiều thực phẩm có nhiều vi chất như rau, củ, quả và chất đạm có nguồn gốc động vật.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng được bổ sung vi chất. Việc bổ sung này là cần thiết đặc biệt đối với một số loại vi chất mà chế độ ăn thông thường không thể đủ cung cấp, ví dụ như bổ sung i-ốt vào muối, hạt nêm, nước mắm; bổ sung sắt vào bột dinh dưỡng trẻ em, vào nước mắm, vào mì gói; bổ sung vitamin A vào đường cát, dầu ăn... Trong trường hợp cần thiết, nên sử dụng các thuốc phối hợp nhiều thành phần vitamin và khoáng chất có bán ở các nhà thuốc.
Bình luận (0)