xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách xử lý nước sinh hoạt khi mưa lũ

D.Thu

(NLĐO) - Xử lý nguồn nước cho người dân tại các vùng xảy ra mưa lũ và vệ sinh môi trường phải đặt lên hàng đầu để đảm bảo sinh hoạt và phòng chống dịch bệnh.

Theo chuyên gia y tế, nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát triển, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn trong và sau mưa lũ, đảm bảo sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh có thể xảy ra, người dân cần lựa chọn những điểm chưa bị ô nhiễm, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt và xử lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Xử lý nước ăn uống:

Trong trường hợp giếng nước bị ngập mà không có nước mưa để sử dụng thì phải lấy nước ngập để xử lý. Trước hết, người dân cần làm trong nước bằng cách:

- Dùng phèn chua với liều lượng 1 g phèn chua (một miếng khoảng bằng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hòa tan lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào chum, vại hay thùng nước và khuấy đều.

- Chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong. Nếu không có phèn chua, có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.

Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách xử lý nước sinh hoạt khi mưa lũ - Ảnh 1.

Cán bộ y tế hướng dẫn cách xử lý nước an toàn cho người dân trong mùa mưa bão, lũ lụt - Ảnh: Thùy Vy

Sau khi làm trong nước cần tiến hành khử khuẩn nước:

- Khử khuẩn bằng viên Cloramin T hoặc B: Cloramin B hoặc T được sản xuất dưới dạng viên hàm lượng 0,25 g. Loại này rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nhỏ như chum, vại, bể chứa nhỏ. Một viên cloramin B hoặc T dùng để khử khuẩn 25 lít nước.

- Khử khuẩn bằng Cloramin bột: Tính lượng Cloramin cần thiết để khử khuẩn dựa trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10 mg/lít. Ví dụ: Một thùng nước 30 lít thì lượng Cloramin B cần để khử khuẩn là 300 mg. Có thể dùng thìa canh để đong bột Cloramin, mỗi thìa canh đầy tương đương với 10 g. Như vậy, để khử khuẩn 300 lít nước cần khoảng 1/3 thìa bột Cloramin B. Trong trường hợp khẩn cấp mà không có phèn chua để làm trong nước thì có thể dùng biện pháp tạm thời là tăng lượng Cloramin lên.

Múc một gáo nước, hòa tan lượng Cloramin rồi đổ vào bể chứa, trộn đều. Múc nước tưới lên thành bể chứa để khử khuẩn. Để 30 phút sau có thể dùng nước. Nếu nước có mùi nồng của clo thì chờ thêm 30 phút hoặc 1 giờ.

Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách xử lý nước sinh hoạt khi mưa lũ - Ảnh 2.

Nhiều nơi ở Quảng Bình nước ngập tới nóc nhà - Ảnh: Quang Tám

Bộ Y tế cũng lưu ý không tiến hành khử khuẩn đồng thời với đánh phèn chua hoặc khử khuẩn không đúng liều lượng Cloramin cho nước đục vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp phụ hết clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử khuẩn của clo. Đặc biệt, chỉ sử dụng nước để uống sau khi đã đun sôi. Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống.

Vệ sinh môi trường sau mưa lũ

Trong lũ lụt nước ngập tràn, cuốn trôi tất cả mọi thứ ô uế có trên mặt đất như: Chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác súc vật, chuồng gia súc, gia cầm, côn trùng, cây cối... làm nước và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi nước rút cần có các biện pháp xử lý nước và môi trường ngay để tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế:

- Nước rút đến đâu, các gia đình làm vệ sinh nhà cửa và huy động cộng đồng làm vệ sinh môi trường đến đó, đẩy hết phù sa, rác đọng ra khỏi gia đình, đường phố.

- Thu gom bùn, phù sa, rác thải để xử lý tập trung.

- Vị trí chôn lấp xác súc vật tốt nhất ở ngoài đồng, cách xa các nguồn nước bề mặt ít nhất 50 m.

- Khi nước rút hết, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, có mùi tanh thối do xác súc vật, côn trùng, cây cối thối rữa. Cần khai thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn xác súc vật chết và tẩy uế.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ôtô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo