Nhóm nghiên cứu đã xem xét lại một cách có hệ thống kết quả của 18 cuộc khảo sát trước đó về tác dụng của việc bú sữa mẹ với nguy cơ bệnh bạch cầu ở trẻ em. Căn cứ vào bằng chứng khảo sát đó, các nhà khoa học báo cáo rằng việc bú sữa mẹ trong 6 tháng hoặc lâu hơn có thể kéo giảm nguy cơ bệnh bạch cầu đến 19% so với trẻ không bú mẹ hoặc bú mẹ ít hơn khoảng thời gian này.
Tiếp theo đó, trẻ có bú sữa mẹ không tính đến thời gian cụ thể có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu giảm 11% so với trẻ không được bú mẹ. Về khả năng bảo vệ chống lại bệnh bạch cầu, nhóm nghiên cứu giải thích rằng sữa mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ do chứa đựng những thành phần hoạt tính phù hợp với hệ miễn dịch và cơ chế bảo vệ kháng viêm. Sữa mẹ cũng có thể cho trẻ hệ vi sinh ở ruột phù hợp hơn, đồng thời cung cấp tế bào gốc.
Bệnh bạch cầu là dạng ung thư ở tủy xương, cản trở việc hình thành tế bào máu. Dù là bệnh khá phổ biến trong các dạng ung thư ở trẻ em (khoảng 30% trong tổng số ca ung thư trẻ em) nhưng nguyên nhân ít được xác định rõ.
Bình luận (0)