xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bùng phát cúm gia cầm

NHÓM PHÓNG VIÊN

Trong tháng 1-2012, đã có 2 người tử vong vì nhiễm virus cúm A/H5N1 l Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhận định sẽ có một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm mới trên phạm vi rộng

Ngày 6-2, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm, đã có công  điện gửi UBND các tỉnh, TP và bộ, ngành liên quan, yêu cầu triển khai những biện pháp cấp bách phòng chống dịch.

Hàng loạt địa phương có gia cầm chết

Theo Bộ NN-PTNT, dịch cúm gia cầm đang tái phát tại 4 huyện thuộc 3 tỉnh Quảng Trị, Thanh Hóa và Sóc Trăng, với hơn 4.000 con nhiễm bệnh. Đáng lo là một số địa phương như Kiên Giang, Bạc Liêu, Hà Nội, Nghệ An, Thái Nguyên cũng đã bắt đầu có gia cầm bệnh chết nghi do cúm. Nghiêm trọng hơn, trong tháng 1-2012, đã có 2 bệnh nhân tử  vong vì nhiễm virus cúm A/H5N1.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định: “Sẽ có một đợt bùng phát dịch mới trên phạm vi rộng”. Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành, địa phương liên quan nhanh chóng thành lập đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch; kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các cấp, tăng cường quản lý, giám sát nhằm phát hiện nhanh các trường hợp gia cầm mắc bệnh, chết. Tại các vùng dịch, kiểm soát chặt chẽ, không để bán chạy gia cầm mắc bệnh…

img
Cán bộ thú y lấy mẫu bệnh phẩm đàn vịt nhiễm bệnh tại huyện Hải Lăng - Quảng Trị. Ảnh: QUANG NHẬT
 

Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu Cục Thú y giám sát dịch tễ chặt chẽ các vùng có dịch cúm gia cầm. Đối với các trường hợp nghi nhiễm virus cúm A/H5N1, cần nhanh chóng nắm bắt thông tin, chủ động liên lạc với bệnh nhân để điều tra dịch tễ, kịp thời phát hiện dịch bệnh, tránh để lây lan.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Quảng Trị, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong với gần 3.000 con vịt nhiễm bệnh. Bà Lê Thị Nga, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Trị, cho biết Cục Thú y đã cấp 1 triệu liều vắc-xin cho tỉnh để tiêm phòng toàn bộ số gia cầm chưa mắc bệnh. Đến nay, Quảng Trị đã tiêm phòng hơn 10.000 con gia cầm tại 3 huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh; các huyện khác cũng đang tiến hành tiêm phòng.

Trong khi đó, tại Sóc Trăng, Chi cục Thú y tỉnh cho biết những ngày qua đã có hàng trăm con gia cầm bệnh chết ở huyện Mỹ Xuyên. Ngành thú y tỉnh đã kết hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy nhiều đàn gà, vịt mắc bệnh; đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Cần đặc biệt cảnh giác

Hai nạn nhân tử vong do nhiễm cúm A/H5N1 đều ngụ tại ĐBSCL. Ngày 10-1, anh D.N. (ngụ xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng - Kiên Giang) trong lúc thả vịt có triệu chứng sốt, ho và được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang điều trị nhưng đã tử vong. Tiếp đó, ngày 28-1, chị S.T.S.V (ngụ xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng) cũng đã tử vong do nhiễm virus cúm gia cầm.

Theo PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, năm 2012, bản đồ dịch tễ của cúm A/H5N1 có sự thay đổi khi dịch bệnh không chỉ lưu hành ở miền Bắc mà còn tái phát ở miền Nam, nơi thời tiết nắng nóng. Ông Hiển cho biết cơ quan chức năng đang tiến hành phân tích sâu các đặc điểm về di truyền học của 2 ca tử vong do cúm H5N1 nêu trên để đưa ra những đánh giá cụ thể hơn về độc lực. Ngoài ra, việc giám sát tương tác giữa cúm mùa, cúm A/H1N1 đại dịch và cúm A/H5N1 ở gia cầm, heo, người cũng đang được thực hiện tại 15 điểm để đưa ra những cảnh báo kịp thời trong trường hợp có sự thay đổi.

Các chuyên gia dịch tễ lo ngại năm 2012, nguy cơ mắc cúm A/H5N1 ở người trên diện rộng có thể xảy ra vì tình hình dịch cúm gia cầm còn diễn biến phức tạp. Sự tồn tại cúm A/H1N1, cúm A/H5N1 ở người và cúm gia cầm ở cùng thời điểm trong thời tiết lạnh ẩm của mùa đông - xuân là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển, lây lan cho con người. Do đó, những người có sức đề kháng kém như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già và người mắc bệnh mãn tính cần đặc biệt cảnh giác.

Những dấu hiệu nhiễm cúm A/H5N1

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Quốc gia, khi nhiễm cúm A/H5N1, các dấu hiệu thể hiện rõ nhất là sốt cao đột ngột (trên 380C), sốt liên tục, rét run kèm các triệu chứng về hô hấp như ho khan, đôi khi viêm long đường hô hấp, đau ngực, khó thở, tím tái...; trường hợp nặng thì suy hô hấp rồi suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong. Bác sĩ Hà nhấn mạnh: Để chống chọi được với H5N1, quan trọng nhất là phải sớm phát hiện bệnh nhân và điều trị kịp thời.

Theo PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, hiện Tamiflu vẫn là loại thuốc kháng virus dùng để điều trị sớm cho những người nhiễm virus cúm A nói chung và H5N1 nói riêng nhưng chỉ hiệu quả nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo