xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ca ghép gan thứ 7 đã thành công bước đầu

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Đến 21 giờ ngày 7-12, phần gan mới ghép của bé Tăng Ngọc My máu đã lưu thông

“Thế là xong, chuyện còn lại nhờ quý đồng nghiệp lo giúp!”. Giọng giáo sư Bernard Otte (Bỉ) vang lên và ông rời khỏi phòng phẫu thuật số 3 sau khi đã hoàn tất công đoạn lấy phần gan từ chị Nguyễn Ngọc Phương, người cho gan con mình là bé Tăng Ngọc My (12 tháng tuổi, ngụ quận 6-TPHCM). Trong khi đó, ở phòng phẫu thuật số 4 cạnh bên, hàng chục giáo sư, bác sĩ đang dán mắt vào kính hiển vi, cần mẫn ghép nối từng milimét mạch máu của lá gan vào cơ thể bé nhỏ của bé My... Chị Phương được ê-kíp của tiến sĩ – bác sĩ Trương Quang Định, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TPHCM, đóng ổ bụng, thực hiện các công đoạn cần thiết, sau đó chuyển ra phòng hồi sức đặc biệt. Lúc này là 17 giờ 30 phút ngày 7-12. 

img
Ê-kíp phẫu thuật bóc tách phần gan của chị Nguyễn Ngọc Phương


Anh Tăng Trung Xương (37 tuổi), cha bé My, cho biết vợ chồng anh đều cùng nhóm máu với bé My. Anh muốn san sẻ phần cơ thể cho con nhưng các bác sĩ lại chọn vợ để cho gan vì phù hợp hơn.


Trước đó, vào lúc 4 giờ sáng 7-12, các bác sĩ đã cách ly, làm các thủ thuật cần thiết rồi chuyển cả hai mẹ con bé My lên Khoa Phẫu thuật. 


Ca phẫu thuật chia làm 2 ê-kíp. Ê-kíp ở phòng lấy gan chị Phương gồm giáo sư Otte cùng 2 bác sĩ gây mê, 4 bác sĩ phẫu thuật và 5 kỹ thuật viên. Còn đảm trách chính ở phòng mổ bé My là giáo sư Raymond Reding (Bỉ) cùng 5 bác sĩ gây mê, 3 bác sĩ phẫu thuật, 5 kỹ thuật viên. Theo bác sĩ Phan Thị Minh Tâm, Trưởng Phòng mổ BV Nhi Đồng 2, cả hai mẹ con chị Phương được chuyển vào phòng mổ lúc 9 giờ 30 phút cùng ngày. Đến 10 giờ 30 phút, bắt đầu phẫu thuật bắt đầu nhưng mãi đến 15 giờ 40 phút mới lấy được  lá gan hư của bé My.

Theo bác sĩ Tâm, do bị hư quá nhiều, gan dính quá nhiều vào thành bụng nên phải cẩn trọng từng milimét để bóc tách, nếu không sẽ gây chảy máu sẽ rất nguy hiểm. “So với các ca ghép gan trước, ca này phức tạp hơn rất nhiều, thời gian tách gan dài hơn”- bác sĩ Tâm nói. Đến 16 giờ 30 phút, phần gan của chị Phương đã được tách và chuyển đến cho con.


Theo tiến sĩ – bác sĩ Trương Quang Định, trong tất cả các ca ghép gan, đây là ca khó vì bé My ngoài bị xơ gan nặng còn gặp thêm bệnh thiểu sản tĩnh mạch cửa. Do đó, phải sử dụng mảnh ghép mạch máu ở người mẹ để nối vào mới ghép gan được. Trong khi đó, gan của chị Phương lại to hơn bình thường và có phần bị nhiễm mỡ. Đến 21 giờ cùng ngày, tiến sĩ – bác sĩ Trương Quang Định cho biết về mặt phẫu thuật-gây mê, ca ghép gan đã thành công bước đầu. Ở phần gan mới ghép của bé My, máu đã lưu thông, bé được chuyển sang phòng hồi sức để tiếp tục theo dõi. Riêng mẹ bé đã tỉnh. Theo bác sĩ Định, còn phải theo dõi cơ chế thải ghép lâu dài. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo