Hai đoàn sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ pháp lý và nhân sự, nguyên liệu và thành phẩm, cơ sở vật chất của các đơn vị sản xuất kinh doanh, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm sữa, nguyên liệu sữa.
Liên quan đến việc phát hiện sữa Yili TQ nhiễm độc chất melamine đã xuất hiện tại TPHCM, ngày 23-9, bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế, đã gửi công văn khẩn cấp các cơ sở y tế trên địa bàn TP về việc phối hợp tăng cường công tác giám sát việc sử dụng sản phẩm sữa bột không bảo đảm ATVSTP. Sở đề nghị giám đốc các bệnh viện trực thuộc Trung ương, bệnh viện ngành, bệnh viện thuộc sở, các cơ sở công lập và ngoài công lập chỉ đạo nhân viên y tế trong quá trình khám chữa bệnh cho trẻ chú ý khai thác tiền sử, bệnh sử về việc sử dụng sữa, đặc biệt các loại sữa có nguồn gốc từ TQ.
Khi phát hiện những bất thường do sử dụng các loại sữa bột liên quan đến sức khỏe trẻ em, các bệnh viện phải tích cực điều trị và báo cáo khẩn về Phòng Nghiệp vụ y Sở Y tế qua số điện thoại 9330775-9309981. Bác sĩ Châu cho biết đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em. Các sản phẩm sữa không rõ nguồn gốc, không ghi nhãn mác trên thị trường TPHCM hiện nay cũng là điều đáng báo động.
Cùng ngày, Sở Y tế cũng gửi văn bản các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa trên địa bàn TP thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn sản phẩm sữa không bảo đảm vệ sinh, có nguồn gốc từ TQ.
Theo đó, sở yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu sữa và các sản phẩm có sử dụng nguyên liệu từ sữa phải tự tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm chất melamine trong sữa thành phẩm, sữa nguyên liệu dùng trong sản xuất. Việc kiểm nghiệm này phải thực hiện tại cơ quan chuyên môn chức năng. Đối với các cơ sở kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa có nguồn gốc từ TQ, đối tác công ty sữa với TQ phải có báo cáo cụ thể về tên sản phẩm, số lượng và địa chỉ đơn vị sản xuất. Những cơ sở vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Thanh tra Sở Y tế, cho biết sở đang tiếp tục đi khảo sát lấy mẫu tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa tại huyện Củ Chi để kiểm nghiệm. Về vụ sữa Yili của TQ do Công ty TNHH Kim Ấn phân phối có độc chất melamine, bà Mai cho biết sở cũng đã nhận được kết quả kiểm nghiệm do công ty độc lập thực hiện và gửi đến, tuy nhiên cũng chưa thể khẳng định điều gì. Sở cũng đã gửi mẫu loại sữa này lấy từ Công ty Kim Ấn cho một số cơ quan chuyên môn phân tích kiểm nghiệm, nhưng kết quả phải từ 4 ngày - 1 tuần sau mới có.
. Thừa Thiên - Huế: QLTT Thừa Thiên - Huế vừa thu giữ 2,5 tạ sữa bột TQ và 1 tạ a xít Citric, chất phụ gia cho sữa Ensign tại các đường Trường Chinh và Hoàng Văn Thụ (TP Huế). Các loại sữa bột TQ này đều không có hóa đơn chứng từ, không có nhãn mác phụ, đặc biệt là không có tên đơn vị cũng như địa điểm sản xuất. _B.Thùy . Tại Cần Thơ, chiều 23-9, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động xung quanh vụ hàng ngàn hộp sữa AC Food kém chất lượng (Báo Người Lao Động cùng ngày đã thông tin), thượng tá Lê Văn Chì, Trưởng Phòng Cảnh sát môi trường (PC36), Công an TP Cần Thơ, cho biết: Phía đơn vị đã làm văn bản trình lên Giám đốc Công an TP xem xét để gửi qua Chi cục QLTT Cần Thơ xử lý. Được biết, sau khi PC36 kết hợp với PC15 và Chi cục QLTT tiến hành kiểm tra lập biên bản và niêm phong 2 loại sữa AC Food “sữa tăng cân” và “sữa tăng chiều cao”, nhưng Công ty Lâm Tiến vẫn cố tình tiếp tục đưa ra thị trường tiêu thụ loại sữa AC Food canxi với số lượng 158 hộp (còn lại 507 hộp phía công ty đã trả lại cho nhà sản xuất). Phòng PC36 đã mời đại diện Công ty Lâm Tiến đến làm việc và cho làm cam kết để thu hồi các sản phẩm sữa AC Food đã bán ra thị trường nhưng chưa tiêu thụ được. Phía công ty đã thu hồi được 22 hộp. Đ.Khánh |
Bình luận (0)