xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ca nhiễm trùng roi thứ 2 ở Việt Nam có đáng ngại?

GS-TS Trần Thị Kim Dung (Giảng viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng)

Mới đây, một bệnh nhân ở Đồng Nai được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới với tình trạng nhiễm trùng khác thường. Các bác sĩ đã hội chẩn và nhận diện được tác nhân Trypanosoma sp (trùng roi) qua xét nghiệm máu của bệnh nhân này.

Sau khi định danh ký sinh trùng, kết quả xác nhận đó là chủng Trypanosoma evansi. Như vậy, đây là ca bệnh thứ hai trên cả nước đã được xác nhận kể từ năm 1985 đến nay.

Cách đây 30 năm, cố GS Vũ Văn Phong - Học viện Quân y Hà Đông, Hà Nội cùng với GS Trần Vinh Hiển - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh Trường ĐH Y Dược TP HCM (người cũng vừa tham gia hội chẩn ca nhiễm thứ hai) - đã phát hiện bệnh nhân nhiễm Trypanosoma đầu tiên tại miền Bắc. Nhưng thời điểm này vẫn chưa định danh được chính xác nó thuộc chủng Trypanosoma gì. Cũng trong thời gian đó, khi thu thập chuột từ các tỉnh phía Nam và Đông Nam Bộ để khảo sát bệnh dịch hạch và bọ chét truyền bệnh, GS Trần Vinh Hiển cùng cộng sự đã phát hiện rất nhiều con bị nhiễm Trypanosoma trong máu.

 

Trùng roi Trypanosoma evansi

Trùng roi Trypanosoma evansi. Ảnh: commons.

 

Trypanosoma sp là ký sinh trùng đơn bào, kích thước rất nhỏ. Ở người, Trypanosoma sp có dạng hình thoi, sống trong máu, có thể gặp chúng trong dịch não tủy. Có rất nhiều chủng Trypanosoma sp lưu hành trên thế giới, chủ yếu là các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở người, 2 loài chính gây bệnh là Trypanosoma brucei và Trypanosoma cruzi. Trypanosama truyền từ người này sang người khác qua côn trùng trung gian.

Trypanosoma evansi gây bệnh chủ yếu ở trâu, bò, lạc đà, ngựa và các loại thú hoang dã... Loại ký sinh trùng này truyền bệnh qua côn trùng trung gian là các loài ruồi hút máu. Vùng phân bố dịch tễ của Trypanosoma evansi là châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ.

Quay lại ca nhiễm vừa được phát hiện ở Đồng Nai (bệnh nhân đã xuất viện), có thể nói rằng gia súc đã bị nhiễm, tuy nhiên véc-tơ truyền bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Vấn đề đặt ra đối với các thầy thuốc lâm sàng lẫn dự phòng là liệu Trypanosoma evansi có khả năng tạo thành dịch bệnh cho cộng đồng hay không? Trong 30 năm qua, kể từ ca bệnh được phát hiện năm 1985, chưa có báo cáo nào đề cập đến bệnh này. Chỉ biết rằng tác nhân Trypanosoma evansi là ký sinh trùng trên gia súc, khả năng gây bệnh hàng loạt ở người chưa được ghi nhận, giả sử nếu có bỏ sót ca bệnh thì cũng không đáng kể vì chưa có báo cáo tình trạng nhiễm hàng loạt. Y văn cũng đề cập đến những trường hợp nhiễm rải rác Trypanosoma evansi tại Ấn Độ, châu Phi và Nam Mỹ nhưng chưa có báo cáo nào trên thế giới cho thấy tác nhân này gây bệnh phổ biến ở người.

Như vậy, có thể nhận định bước đầu rằng bệnh do Trypanosoma evansi chưa phải là mối đe dọa cho cộng đồng; bệnh chỉ xảy ra lẻ tẻ và có thể liên quan đến sức đề kháng của bệnh nhân.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo