Ðầu tháng 3-2002, gia đình vô tình phát hiện em L.Q.C (3 tuổi), ở Cần Thơ, có đốm trắng đục ở con ngươi mắt trái. Vì thế, họ đưa em vào Bệnh viện Mắt TPHCM để khám mắt một cách thông thường. Thế nhưng vào ngày 13-3, các bác sĩ ở đây đã quyết định múc bỏ mắt trái của em C. vì bị ung thư võng mạc mắt. Nguy hiểm hơn, các bác sĩ còn nhận thấy khối u xâm lấn thần kinh thị giác của em, nên bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Ung Bướu TPHCM. Bác sĩ Trần Chánh Khương, Trưởng Khoa Ung bướu Nhi, cho biết em L.Q.C mắc bệnh bướu nguyên bào võng mạc ở giai đoạn muộn, khối u bên mắt trái đang ăn lan ra ngoài nhãn cầu... Hiện giờ em C. đang được tiếp tục điều trị bệnh ở mắt trái và theo dõi mắt phải nhằm phát hiện tổn thương nếu có.
Nhiều di chứng nguy hiểm
Ung thư võng mạc mắt là bệnh thường gặp ở trẻ em Việt
Hơn 90% được phát hiện ở giai đoạn trễ
Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ. Tuy nhiên 30% trường hợp có tính di truyền từ gia đình, 70% còn lại theo nghiên cứu của những chuyên gia về ung thư có thể do bị đột biến gien bất thường.
Ung thư võng mạc mắt được chẩn đoán không khó nhưng điều trị còn gặp khó khăn vì bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn trễ. Bác sĩ Khương lưu ý có đến hơn 90% trường hợp nhập viện trễ, lúc đó khối u phát triển quá lớn, ăn lan ra ngoài nhãn cầu xâm lấn dây thần kinh thị giác. Ðể bảo toàn tính mạng của trẻ, các bác sĩ phải tiến hành khoét bỏ nhãn cầu sau đó hóa trị, xạ trị đối với những trường hợp có xâm lấn. Một số trường hợp đến muộn hơn, khối u đã phá vỡ thành nhãn cầu thì tiến hành nạo vét tổ chức hốc mắt và xạ trị ngoài. Nơi di căn thường gặp nhất là hốc mắt, hệ thần kinh trung ương, xương sọ. Di căn đường máu có thể vào tới tủy xương và di căn đến các tạng là gan, thận.
Ở các nước phát triển, họ phát hiện sớm khi tổn thương mắt còn rất nhỏ. Khuynh hướng hiện nay không những điều trị ung thư ở mắt mà còn bảo tồn thị lực và bảo tồn nhãn cầu. Ðiều trị bảo tồn ngoài việc giữ được một phần thị lực còn tránh được biến dạng khuôn mặt của trẻ do bị khoét mắt, về mặt thẩm mỹ thì giữ được mắt dù không còn thị lực. Ở Việt
Phải thường xuyên quan sát tròng đen ở mắt bé
Bệnh có xu hướng tăng lên
Phỏng vấn bác sĩ Lê Thị Thanh Xuyên - Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt TPHCM.
Phóng viên: Thưa bác sĩ, Bệnh viện Mắt TPHCM ghi nhận tình hình ung thư võng mạc mắt ở trẻ em như thế nào?
- Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuyên: Ðây là loại bệnh ung thư phôi (mầm mống có từ bào thai) ảnh hưởng đến mắt và tính mạng của trẻ sau khi sinh. Tiên lượng phụ thuộc rất nhiều vào việc chẩn đoán sớm. Năm 2001, bệnh viện tiếp nhận 70 ca. 8 tháng đầu năm 2002 đã tiếp nhận 43 ca. Ca nào cũng phải múc bỏ mắt. So với các năm bệnh có xu hướng tăng lên. Có lẽ do tiếp xúc nhiều với các tia xạ và bệnh có tính di truyền.
Ở các nước tiên tiến điều trị bệnh này như thế nào, thưa bác sĩ?
- Việc điều trị có nhiều hình thức, bao gồm: Phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu và thần kinh thị giác, nạo vét tổ chức hốc mắt; xạ trị ngoài vào hốc mắt đã phẫu thuật bỏ nhãn cầu; hóa trị toàn thân; hóa trị tại chỗ; quang đông; đĩa xạ.
Xin bác sĩ nói rõ hơn về kỹ thuật quang đông và đĩa xạ?
- Quang đông (photocoagnlation) là dùng sức nóng của laser Argon để phá hủy mạch máu nuôi dưỡng bướu. Ðĩa xạ là dùng Iốt 125 (hoặc Ruthenium 106) để trên một đĩa bằng vàng tây, đặt đĩa xạ qua củng mạc- vỏ bọc của nhãn cầu - ngay chỗ khối u (qua đèn soi đáy mắt hình đảo) để diệt khối u mà không ảnh hưởng đến phần còn lại của mắt (có hiệu quả khi khối u còn khu trú, đường kính bướu 6 - 12 mm).
Trong các phương pháp nói trên, Việt
Ở Bệnh viện Mắt TPHCM, đối với các khối u giai đoạn 1, 2 chúng tôi dùng phương pháp chích Carbonplatin dưới kết mạc để bảo tồn nhãn cầu. Ngoài ra, chúng tôi còn có phương pháp áp lạnh cho khối u đường kính nhỏ hơn 4,5 mm dầy 2 mm để gây tắc nghẽn tuần hoàn, gây mất nước phá vỡ màng tế bào. Tuy nhiên, do bệnh nhân luôn tới trễ (ở giai đoạn 3 trở lên) nên chúng tôi chỉ có thể áp dụng các phương pháp này để bảo tồn mắt còn lại khi mắt kia đã bị múc bỏ do ung thư võng mạc.
Tại sao chúng ta chưa thực hiện được kỹ thuật đĩa xạ?
- Chúng tôi đã có nỗ lực bàn bạc với Viện Nghiên cứu Hạt nhân Ðà Lạt nhưng chưa thành công, còn nếu nhập Iốt 125 hoặc Ruthenium thì vướng vấn đề kinh phí, phòng ốc dự trữ... để ngăn ngừa tia xạ.
Thưa bác sĩ, có cách nào để phát hiện sớm bệnh này không?
- Bệnh thường được phát hiện bởi các biểu hiện:
+ 58% có ánh trắng đồng tử, giống mắt mèo.
+ 24% tự nhiên lé (khối u che lấp khiến trẻ bị nhược thị và dẫn đến lé. Lé cũng còn là biểu hiện của tật khúc xạ).
+ 8% thị lực trở nên kém.
+ Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như xuất huyết tự phát trong mắt, lồi mắt, di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Cách phòng ngừa tốt nhất là trong vòng ba năm đầu tiên phải đưa trẻ đến bệnh viện khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Theo dõi sát đối với những gia đình có người bị ung thư. Theo dõi sát mắt thứ hai nếu mắt kia đã xác định là ung thư.
Ngay cả ở nước ngoài khi khối u chuyển sang giai đoạn ba cũng phải múc bỏ mắt. Nhưng họ có bác sĩ gia đình và thực hiện tốt chế độ khám mắt định kỳ nên thường phát hiện bệnh sớm hơn ở nước ta do đó có thể bảo tồn được mắt cho bệnh nhân.
Xin cảm ơn bác sĩ.
THIÊN PHÚC thực hiện
Cách phòng ngừa tốt nhất là trong vòng ba năm đầu tiên phải đưa trẻ đến bệnh viện khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Theo dõi sát đối với những gia đình có người bị ung thư. Theo dõi sát mắt thứ hai nếu mắt kia đã xác định là ung thư.
Bình luận (0)