xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảnh giác với bỏng điện!

Phan Sơn

Theo các bác sĩ chuyên khoa bỏng, so với những loại bỏng do nguyên nhân khác, bỏng điện thường gây thương tổn sâu, hủy hoại tổ chức dưới da rất lớn, dù diện tổn thương trên bề mặt da đôi khi rất nhỏ. Các bác sĩ cảnh báo từ đây đến cuối năm do người dân xây dựng nhiều, nên số vụ bỏng do tai nạn điện sẽ gia tăng.

Cách đây 1 tuần, tận dụng thời gian nghỉ hè, sinh viên N.N.T, 20 tuổi và nhóm bạn cùng đi phụ hồ để kiếm tiền. Không may trong lúc leo lên cao, gần đường dây điện cao thế, T. bị tia lửa điện phóng ra, té từ trên cao xuống đất, tổn thương cột sống và bỏng 15% vùng mặt.

Ngày càng nhiều, ngày càng nặng

Viện Bỏng Quốc gia

Cần phát động chiến dịch phòng chống bỏng

Chiều 5-7, trong lúc chuẩn bị phân để bón cho cây trồng, chị N.N.B, 38 tuổi, ngụ tại Cái Bè-Tiền Giang đã thực hiện động tác đập phân kali cho nhuyễn và ngâm vào nước. Sự va đập đã khiến phân phát nổ, tỏa nhiệt và làm bỏng cả vùng ngực, một phần 2 chân của chị.

Ngày 10-7, trong lúc dựng cột ăng-ten, anh T.T.S, 30 tuổi, ngụ tại Bình Dương đã để ăng-ten ngã vào dây điện cao thế. Kết quả là anh bị bỏng điện rất nặng: hoại tử toàn bộ tay phải, phần thân trước và chân phải với diện tích 35%, độ sâu 21%. Qua 10 ngày nằm viện, anh S. phải trải qua 2 lần cắt bỏ da hoại tử, tháo bỏ khớp vai. Mặc dù đã qua giai đoạn nguy hiểm, nhưng tiên lượng của anh vẫn còn rất dè dặt.

Làm việc nhiều năm trong lĩnh vực bỏng, BS Trần Đoàn Đạo trăn trở việc phổ cập kiến thức phòng chống bỏng trong cộng đồng. Đã có những chiến dịch phòng chống bệnh tiểu đường, tim mạch... nhưng vẫn chưa có chiến dịch phòng chống bỏng, trong khi hậu quả của bỏng đều nặng nề và ngay lập tức. Cần phổ cập kiến thức phòng chống bỏng bằng tờ bướm, poster, thông qua truyền thanh, truyền hình, báo chí...

Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa 2 Trần Đoàn Đạo, Trưởng Khoa Bỏng Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, trong số 133 ca điều trị tại khoa từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7, có gần 30 ca bỏng liên quan do điện và những trường hợp này có xu hướng gia tăng vì đang vào mùa xây dựng. Tai nạn thường xảy ra trong lúc xây dựng trên cao, dựng cột điện, hàn điện, lắp đặt đường dây điện... vô ý chạm vào dây điện hở, xâm phạm hành lang an toàn lưới điện và sửa chữa các thiết bị điện, nhất là đồ gia dụng. Một khảo sát của BV Chợ Rẫy cho thấy đa số bỏng điện là ở nam giới và ở lứa tuổi lao động, nông dân và công nhân chiếm gần 65%, điều này cho thấy người lao động chưa nhận thức đầy đủ về an toàn trong sử dụng điện. Hoàn cảnh bị bỏng trong xây dựng nhà cửa là đưa sắt xây dựng, vung thước thợ, kéo ống nước... gần đường điện cao thế gây phóng điện, chập điện. Ngoài ra còn gặp bỏng do trèo cột điện gỡ diều, sửa chữa hoặc lắp đặt điện thoại và... móc trộm điện.

Dù chưa có thống kê đầy đủ số bệnh nhân bỏng điện điều trị tại các cơ sở y tế khác hoặc tử vong trước khi nhập viện, nhưng theo giới chuyên môn, số vụ bỏng điện ngày càng tăng cao. Khảo sát gần nhất của Viện Bỏng Quốc gia, từ năm 1998-2002, cho thấy số vụ bỏng điện năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và tỉ lệ.

Hy vọng vào phương pháp điều trị mới

BS Đạo cho biết các nạn nhân bỏng điện thường phải chịu đoạn chi, tháo khớp, cắt bỏ da-cơ-xương hoại tử. Di chứng sau điều trị bỏng điện cũng rất nặng nề, phần lớn là hạn chế chức năng vận động, tàn phế, mất khả năng lao động do mất chức năng của chi thể hoặc cắt cụt chi sau bỏng. Ngoài ra, một hiện tượng cũng thường gặp trong bỏng điện là hội chứng suy thận cấp, nếu không phát hiện kịp thời nạn nhân sẽ tử vong.

Ngoài những phương pháp điều trị bỏng thường quy (cắt bỏ mô hoại tử, ghép da), nhằm nâng cao tỉ lệ cứu sống, hạ thấp tỉ lệ tử vong, mới đây BV Chợ Rẫy còn áp dụng việc lọc máu liên tục, một trong những phương pháp điều trị bỏng tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Kết quả bước đầu tỏ ra có nhiều hứa hẹn.

Tuy nhiên, theo GS-TS Lê Thế Trung, Chủ tịch Hội Bỏng Việt Nam, trái với nhiều bệnh lý khác, đối với bỏng cho dù y học có tiến bộ đến mấy thì việc điều trị cũng không thể giúp bệnh nhân hồi phục lành lặn 100%. Do đó, tốt nhất vẫn là phòng ngừa, tuyên truyền cho người dân chấp hành đúng các quy định về an toàn sử dụng điện trong lao động và sinh hoạt, biết cách cấp cứu khi bị điện giật.

Hậu quả di chứng nặng nề

Chỉ tính riêng trong năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 số bệnh nhân bỏng trong tai nạn lao động tại Viện Bỏng Quốc gia đã lên tới 240 nạn nhân, nếu thống kê đầy đủ trong cả nước, con số đó chắc chắn cao gấp nhiều lần. Về nguyên nhân, nhiều nhất là bỏng do tia lửa điện (31%), bỏng do dòng điện cao thế và hạ thế (20%), bỏng có kết hợp giữa dòng điện và tia lửa điện (14%). Vì là tai nạn lao động nên số bệnh nhân vừa bị bỏng vừa bị chấn thương khác kết hợp (chấn thương sọ não, gãy xương chi thể, gãy, vỡ xương chậu...) chiếm tới 14% số nạn nhân. Về mức độ tổn thương, thường là bỏng nặng, bỏng sâu, đặc biệt bỏng do dòng điện.

Hoàn cảnh gây bỏng rất đa dạng. Đó là bỏng tia lửa điện do đóng cầu dao điện mà không có sự kiểm tra trước, cầu dao lâu ngày hoen gỉ nhiều vật bẩn bám vào đã nổ đột ngột khi đóng, trong khi nạn nhân lại đứng hướng mặt hoàn toàn vào phía cầu dao, thợ xây đưa các thanh thép khua lên chạm vào đường điện hoặc bị phóng điện, công nhân vận hành lò xi măng không đúng quy trình, kỹ thuật bị bỏng, người lao động đang tôi vôi bị trượt chân hay mất đà rơi xuống hố vôi đang sôi, thậm chí có trường hợp rất hy hữu: một cô gái trẻ bê một bình sứ đựng xút nhưng không may đáy bình bị vỡ, toàn bộ xút trong bình đổ vào bụng và vùng sinh dục gây bỏng nặng...

Tỉ lệ tử vong cao (4,3%) đối với nhóm nạn nhân bỏng do tai nạn lao động. Tuy nhiên, trong một số nguyên nhân cụ thể tỉ lệ tử vong thậm chí lên tới 70% – 80% ví dụ như các vụ tai nạn bỏng do sập lò xi măng. Đối với nhóm bỏng do dòng điện, đặc biệt là điện cao thế, tỉ lệ phải đoạn chi lên đến 40%. Việc điều trị bỏng do tai nạn lao động thường rất khó khăn và tốn kém. Nếu nạn nhân được cứu sống thì hậu quả về sức khỏe, chức năng và thẩm mỹ để lại rất nặng nề. Nhiều nạn nhân sau bỏng đã khủng hoảng về tinh thần, tâm lý do đau đớn vì mặc cảm...

TS-BS Nguyễn Viết Lượng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo