xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảnh giác với nấm độc

Tịnh Minh

Chỉ ăn các loại nấm đã biết chắc chắn là nấm lành, không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ. Kiểm tra kỹ trước khi nấu, kiên quyết loại bỏ các loại nấm lạ

Cách đây vài tháng, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TPHCM tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi N.T.T.M, 14 tháng tuổi. Được biết trước đó 3 ngày, em và 3 người trong gia đình có uống nước canh nấm hái ở trong rừng.

Sau ăn, em nôn ói nhiều, tiêu lỏng, sau đó ngủ nhiều, co gồng tay chân, xuất huyết tiêu hóa. M. nhập BV Nhi Đồng 1 trong tình trạng lơ mơ, gan lách to, suy chức năng đa cơ quan và được chẩn đoán ngộ độc nấm.


Theo các bác sĩ ở BV Nhi Đồng 1, nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại có mùi thơm, béo, mọc nhiều trong tự nhiên nên thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon trong thực đơn hằng ngày.

Tuy nhiên, không phải loại nấm nào cũng có thể dùng làm thức ăn cho con người. Có những loại nấm lành như nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm, nấm bào ngư... nhưng bên cạnh đó cũng có những loài nấm độc gây hại đến sức khỏe, thậm chí có thể tử vong khi ăn phải.


Các bác sĩ cho biết có nhiều cách để nhận biết nấm độc như dùng phương pháp hóa học, phương pháp thử nghiệm trên động vật và phương pháp nhận biết qua hình thái, trong đó dùng mắt thường để nhận biết là cách đơn giản và dễ áp dụng nhất.

img


Về hình dáng bên ngoài, nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ hơn nấm lành. Các loài nấm độc thường gặp là nấm Amanita, nấm Gyromitra, nấm Entoloma... Trong đó, nấm Amanita mọc nhiều vào mùa mưa, có nhiều màu sắc trông rất hấp dẫn như trắng, vàng, xanh ô liu, tím, đỏ, cam, nấm có mũ lớn, cuống mập mạp, có đài (bao) ở chân nấm.

Khi ăn phải có thể gây đau bụng, nôn ói dữ dội, tiêu chảy, sau đó có triệu chứng co giật, mất ý thức, tổn thương gan, thận, hôn mê. Còn nấm Gyromitra màu vàng sáp, phát triển vào mùa xuân, mũ nấm màu nâu, mặt trên nhăn nheo lồi lõm, nấm có thể gây tan huyết và độc cho gan. Nấm Entoloma thì rất giống nấm rơm chỉ khác là chân cuống không có đài nấm, bào tử màu hồng, thường mọc thành cụm.


Để phòng ngừa ngộ độc nấm, chỉ ăn các loại nấm đã biết chắc chắn là nấm lành, không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ. Kiểm tra kỹ trước khi nấu, kiên quyết loại bỏ các loại nấm lạ. Không nên ăn nấm còn non chưa xòe mũ vì khó quan sát hình dạng nấm để nhận diện nấm độc.

Khi xảy ra ngộ độc nấm, nếu nạn nhân chưa nôn thì cần gây nôn ra hết. Mỗi giờ uống một muỗng cà phê dung dịch than hoạt tính kèm theo ít nước và chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo