* Phóng viên: Thời gian qua, có nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc, quảng cáo rằng điều trị bệnh trĩ bằng sóng cao tần một lần là khỏi. Thực chất kỹ thuật này là gì, thưa ông?
* Nhưng kỹ thuật này đang được nhiều phòng khám quảng cáo là cách điều trị hiệu quả đối với mọi loại trĩ. Như vậy có đúng không?
* Đây có phải là một kỹ thuật mới trong điều trị cắt búi trĩ hay không?
- Không phải là mới. Lần đầu tiên tôi ứng dụng trong điều trị bệnh trĩ ở nước ta là năm 2004. Thời điểm này, Bộ Y tế cũng đã ban hành quy trình sử dụng kỹ thuật HCPT. Hiện nay, kỹ thuật này cũng được nhiều cơ sở y tế của nước ta triển khai trong điều trị, trong đó có nhiều bệnh viện công lập ở Hà Nội, TPHCM và các địa phương khác.
* Nhiều phòng khám khẳng định họ dùng sóng cao tần có thể chữa dứt bệnh trĩ trong một lần điều trị và không tái phát?
* Nhưng có đúng là điều trị trĩ bằng sóng cao tần thì không đau, không nằm viện…?
Hơn 50% dân số mắc bệnh trĩ Theo thống kê của Hội Hậu môn - Trực tràng Việt Nam, có hơn 50% dân số mắc bệnh trĩ. Trong đó, 15% có chỉ định phẫu thuật. Ai cũng có thể bị bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao là người có công việc ngồi lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe, người bị các bệnh vùng đại tràng, táo bón… Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 40 - 60 nên những trường hợp nào đi cầu ra máu thì càng phải năng khám hậu môn. Rất nhiều bệnh nhân đến khám, yêu cầu bác sĩ phẫu thuật cắt búi trĩ nhưng lại phát hiện ung thư. |
Sau phẫu thuật, ai cũng đau Tại Bệnh viện Trung ương Huế, các chuyên gia điều trị trĩ đã từng có một nghiên cứu về hiệu quả của phẫu thuật cắt búi trĩ bằng sóng cao tần trên đối tượng nghiên cứu là 147 bệnh nhân trĩ nội sa và trĩ vòng độ 3, 4, được phẫu thuật trong thời gian từ tháng 7-2006 đến tháng 8-2007. Kết quả cho thấy thời gian phẫu thuật nhanh nhất là 23,15 phút và lâu nhất là 75 phút. Đau là vấn đề lớn sau phẫu thuật cắt trĩ, vì sợ đau mà nhiều bệnh nhân từ chối phẫu thuật. Kết quả của nghiên cứu này ghi nhận trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều đau.
Trong đó có 7,48% đau nhiều, còn lại chủ yếu là đau nhẹ và vừa; sau 24 giờ thì 82,99% bệnh nhân đau nhẹ; hầu hết không chảy máu hoặc máu dính phân sau khi đi cầu (98%), có 3 bệnh nhân chảy máu từng giọt sau phẫu thuật là những bệnh nhân bị trĩ vòng và có tiền căn thắt trĩ hoặc tiêm xơ.
Sau khi xuất viện, có 2 bệnh nhân tái nhập viện vì chảy máu vết thương vào ngày thứ 6 và thứ 8 sau phẫu thuật, được điều trị nội khoa trong vòng 4 ngày thì ổn định; một bệnh nhân tiểu khó sau phẫu thuật vào ngày thứ 4. Với bệnh nhân đã có can thiệp những thủ thuật và phẫu thuật trước đó làm cho tổ chức quanh hậu môn bị xơ hóa, khi phẫu thuật phải bóc tách nhiều nên hậu quả sau phẫu thuật thường đau nhiều và vết thương cũng chậm lành hơn. Vào khoảng 30 ngày sau phẫu thuật, 95% bệnh nhân hết đau khi đi cầu, có một bệnh nhân bị hẹp hậu môn nhẹ, chỉ cần nong để điều trị. Bác sĩ Lê Trung Đồng |
Bình luận (0)