xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Câu lạc bộ của người bệnh

Bài và ảnh: Kim Hương

Hầu hết các câu lạc bộ bệnh mãn tính đều tổ chức và cung cấp tài liệu miễn phí cho người tham gia

Khám và điều trị bệnh tại các bệnh viện (BV) và cơ sở y tế là yêu cầu bắt buộc khi bị bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay nhiều BV đã quá tải. Bác sĩ không thể có thời gian giải đáp tất cả các câu hỏi của bệnh nhân, vài ba phút thăm khám ở BV thì quá ngắn ngủi. Sinh hoạt câu lạc bộ (CLB) có tính chất bổ sung và tăng cường hiệu quả điều trị.


Thông tin nhiều chiều


Bà N.T.M, 62 tuổi, ngụ tại quận 3-TPHCM, mắc bệnh tiểu đường đã nhiều năm qua. Không chỉ thường xuyên đến khám bệnh tại bác sĩ, bà còn đều đặn tham gia CLB dành cho bệnh nhân tiểu đường. Bà chậm rãi bước tới hành lang, ghi tên vào danh sách, đến bàn nhận tài liệu và bước vào hội trường của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, tìm chỗ ngồi.

Bà làm những việc đó theo đúng thứ tự mà không cần hỏi người hướng dẫn vì bà đã đến đây nhiều lần. Mỗi lần có sinh hoạt CLB bệnh nhân, bà đi bộ hơn 2 cây số tới đây để nghe bác sĩ nói chuyện. Theo lời bà, các bác sĩ ở đây dễ mến, thân tình và giải đáp thắc mắc cho bà rất kỹ. Vài ba phút ở phòng khám không thể đáp ứng cho bà điều đó.


CLB bệnh nhân đái tháo đường do Hội Nội tiết và Đái tháo đường TPHCM tổ chức có hàng trăm người tham gia, hầu hết là người già. Có người mắt kém, chân run nhưng vẫn đi xe ôm đến đây, mong muốn được biết thêm kiến thức về bệnh tình của mình và gặp gỡ, trò chuyện với những người cùng hoàn cảnh. Điều đó giúp họ an tâm và nhẹ nhõm hơn.

img
Bác sĩ Hồ Đắc Phương (bìa phải) giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân tại CLB Bệnh nhân đái tháo đường


CLB bệnh nhân thần kinh do Trường Đại học Y Dược TPHCM tổ chức cũng thu hút nhiều bệnh nhân và thân nhân. Họ chăm chú theo dõi bác sĩ nói chuyện. Vị bác sĩ phụ trách sử dụng tối đa ngôn ngữ cơ thể để diễn tả tình trạng bệnh hay những vấn đề liên quan đến chủ đề.

Chị Tân Thị Thùy Thanh, thân nhân của một bệnh nhân ở Thanh Đa, quận Bình Thạnh, cũng bỏ thời gian đi một quãng đường xa, lật đật vào giảng đường vì sợ trễ giờ. Vợ chồng chị đều là trí thức, đọc nhiều sách báo và sử dụng internet hằng ngày. Nhưng theo chị, đến nghe bác sĩ nói chuyện sẽ dễ tiếp thu kiến thức về bệnh, từ đó áp dụng để điều trị cũng dễ hơn. Đến đây, bác sĩ còn giải thích cho chị nhiều thuật ngữ chuyên môn mà nếu đọc tài liệu thì rất khó hiểu.


Tăng hiệu quả điều trị


Hiện  có rất nhiều CLB dành cho bệnh nhân mắc các chứng bệnh mãn tính. Mô hình này đang được nhân rộng và phát huy hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân về kiến thức cũng như cách  điều trị. Bác sĩ giúp bệnh nhân về chuyên môn như cách ra toa thuốc, chỉ dẫn phương thức ăn uống, luyện tập. Bệnh nhân sẽ áp dụng các phương pháp điều trị, thông báo cho bác sĩ những vấn đề còn vướng mắc. Ngoài ra, bệnh nhân đến các CLB sẽ chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và xóa đi mặc cảm khi họ đều cùng cảnh ngộ.


Bác sĩ Trần Công Thắng, bộ môn thần kinh Đại học Y Dược TPHCM, cho rằng khi sinh hoạt CLB, bệnh nhân sẽ có kiến thức tổng quát để nhận biết dấu hiệu, đặc điểm lâm sàng của bệnh biết mình bị bệnh gì, đặt câu hỏi trực tiếp để được bác sĩ giải đáp ngay, từ đó giúp bệnh nhân tự quản lý và đánh giá tình trạng bệnh ngoài thời gian đến phòng khám. Bệnh nhân có thể hiểu biết đầy đủ và cụ thể hơn về bệnh, các vấn đề liên quan được nhắc đi nhắc lại giúp bệnh nhân nhớ lâu hơn.


Ngoài CLB này, hình thức giáo dục nhóm cho khoảng 20 người (bệnh nhân hoặc thân nhân) được tổ chức hằng tháng tại Khoa Nội tiết, BV Nguyễn Tri Phương cũng giúp bệnh nhân giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn thực hành trong điều trị. Do tiếp xúc trực tiếp và theo dõi kỹ quy trình điều trị, bệnh nhân tham gia CLB đã cải thiện được tình trạng bệnh. Điều đáng ghi nhận ở mô hình này là hầu hết các CLB đều tổ chức và cung cấp tài liệu miễn phí cho người tham gia.

Bệnh nhân cần chủ động

Theo giáo sư-bác sĩ Nguyễn Thy Khuê, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường TPHCM, sau các lần sinh hoạt CLB, kết quả  kiểm tra cho thấy kiến thức của bệnh nhân được nâng cao. Đã có những nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tham gia sinh hoạt CLB đều đặn có kết quả đường huyết tốt hơn.

Bác sĩ Trần Thị Bích Thủy, Trưởng Khoa Nội tiết BV Nguyễn Tri Phương, cũng cho rằng nhiều người bị biến chứng cấp, đường huyết không ổn định đều không quan tâm hoặc không biết để tham gia CLB. Vì vậy, người có bệnh mãn tính nên chủ động, tự giác tham gia CLB để giải quyết tốt các vấn đề về bệnh tật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo