xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chăm sóc hậu Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế TP HCM năm 2022

Bài, ảnh: Hải Yến

(NLĐO) – Tính đến ngày 11-1, TP HCM có hơn 500.000 người mắc Covid-19, trong đó, hơn 300.000 người đã xuất viện. Do đó, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế TP HCM năm 2022.

TS-BS Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, đã chia sẻ thông tin trên tại Hội nghị tổng kết ngành y tế TP vào chiều 12-1.

Quản lý, chăm sóc người hậu Covid-19 theo mô hình 3 tầng

Theo TS Dũng, tại Việt Nam, có gần 2% dân số mắc Covid-19. Riêng tại TP HCM tính đến ngày 11-1, có hơn 500.000 người bị nhiễm Covid-19. Trong đó, hơn 300.000 người đã khỏi bệnh với các triệu chứng từ nhẹ, trung bình, nặng đến nguy kịch. Đây là vấn đề cực nóng, vì vậy, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 là vấn đề đáng quan tâm.

Chăm sóc hậu Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế TP HCM năm 2022 - Ảnh 1.

Kỹ thuật viên chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân hậu Covid-19 tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức, TP HCM

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có 33% - 76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu Covid-19 ít nhất 6 tháng sau đợt cấp tính bệnh; 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.

TS Dũng dẫn chứng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM), theo thống kê từ ngày 1-12-2021 đến ngày 10-1-2022, tại đây có 1.021 bệnh nhân hậu Covid-19 đến thăm khám ở tất cả các chuyên khoa với các triệu chứng thường gặp như mệt mỏi, khó thở, suy nhược tinh thần. Trong đó, trên 510 bệnh nhân (50%) vì gặp vấn đề vì hô hấp, 182 bệnh nhân gặp vấn đề thần kinh, 134 trường hợp tim mạch, 80 trường hợp về nội tiết, 66 trường hợp về tiêu hoá, 49 trường hợp cơ xương khớp.

TS Dũng nhấn mạnh, thực tế, hậu Covid-19 không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng và lớn tuổi, mà còn ghi nhận ở người trẻ từ 30-40 tuổi, mắc Covid-19 nhẹ. Thậm chí có trường hợp F0 không nhập viện cũng gặp triệu chứng dai dẳng.

"Với các triệu chứng hậu Covid-19 gây ra khiến công suất làm việc của người bệnh giảm sút. Do đó, nếu không giúp người bệnh hòa nhập lại công việc thì đây có thể là một nguyên nhân giết chết người bệnh hậu Covid-19. Bên cạnh đó, còn xuất hiện tâm lý e ngại, kỳ thị người mắc Covid-19" – TS Dũng nói.

Trước tình hình trên, Sở Y tế TP HCM xây dựng chiến lược tiếp cận và can thiệp với bệnh nhân hậu Covid-19. Trong đó, xác định mô hình bệnh tật, triệu chứng phổ biến người bệnh gặp phải. Đồng thời, phân tuyến điều trị, quản lý, chăm sóc người bệnh hậu Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng. Cụ thể:

Tầng 1 là y tế cơ sở có chức năng quản lý chăm sóc người bệnh hậu Covid-19 mức độ nhẹ, can thiệp các phương pháp không dùng thuốc kết hợp y học hện đại.

Tầng 2 là bệnh viện tuyến quận, huyện, TP Thủ Đức tại đây, tiếp nhận nhóm người bệnh Covid-19 mức độ trung bình, truyền thông vấn đề sức khỏe hậu Covid-19; khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, quản lý và chăm sóc điều trị bằng thuốc; nghiên cứu khoa học, xây dựng phác đồ điều trị, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc đối tượng này.

Tầng 3 là bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tuyến cuối: Có nhiệm vụ tiếp nhận nhóm người bệnh Covid-19 mức độ nặng và truyền thông vấn đề sức khỏe hậu Covid-19. Các bệnh viện này sẽ khám và điều trị chuyên khoa sâu như hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, phục hồi chức năng… Ngoài ra, nghiên cứu khoa học, xây dựng phác đồ điều trị, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc đối tượng này.

TS Dũng chia sẻ bệnh nhân từ trung bình đến nguy kịch phải có chế độ chăm sóc, theo dõi, tái khám để đảm bảo chăm sóc tốt người bệnh hậu Covid-19. Ví dụ với bệnh nhân gặp vấn đề về phổi, nếu can thiệp sớm bệnh nhân có thể phục hồi nhưng kéo dài đến khi phổi xơ hóa, giãn phế quản - đó là di chứng vĩnh viễn không đáp ứng điều trị.

Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ giảm tỉ lệ tử vong

Cũng tại hội nghị, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết giữa tháng 10, dịch cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, từ tháng 11-2021, tình hình bắt đầu phức tạp trở lại khi số ca mắc mới, nhập viện, chuyển nặng và tử vong ở cả 3 tầng đều tăng.

"Trong tháng 11, TP ghi nhận 1.070 ca tử vong vì Covid-19. Trong đó có 144 bệnh nhân đến từ các tỉnh thành khác" – TS Châu nói.

Theo TS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, qua phân tích đặc điểm khảo sát, nghiên cứu, ngành y tế nhận thấy, trong số tử vong có 445 bệnh nhân nam, 625 bệnh nhân nữ. Về độ tuổi, có 9 ca dưới 18 tuổi, 117 ca từ 18-50 tuổi, 323 ca từ 51-65 tuổi và 621 ca trên 65 tuổi (58%). Trong hơn 1.000 ca tử vong, có 91% bệnh nhân mang bệnh nền, tương ứng với 955 ca. Đáng chú ý, thống kê ghi nhận 546 người chưa tiêm vắc-xin (trong đó 362 người trên 65 tuổi). Như vậy, đặc điểm chung của các ca tử vong vì Covid-19 thời điểm này, đều trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa tiêm vắc-xin.

TS Châu nhận định đây là tiền đề để Sở Y tế đề xuất triển khai chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ gồm người trên 65 tuổi, có bệnh nền. Phương án đề ra, là phải giảm lây nhiễm cho người thuộc nhóm nguy cơ bằng tiêm vắc-xin, hạn chế tiếp xúc F0. Đồng thời, phát hiện và điều trị sớm bằng cách cấp thuốc kháng virus, tư vấn chăm sóc người bệnh từ xa.

TS Châu cho biết ngày 7-12-2021, chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ được TP HCM triển khai với các hoạt động như lập danh sách người trên 65 tuổi, có bệnh nền; xét nghiệm tầm soát, theo dõi từ xa, tư vấn, chăm sóc F0 sớm, tiêm vắc-xin và truyền thông tốt cho người dân.

Đến nay, chiến dịch ghi nhận 637.806 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó 25.333 người chưa tiêm vắc-xin, 5.402 người mắc Covid-19. "Các địa phương đã "đến từng ngõ, gõ từng nhà" để vận động tiêm cho 13.874 người thuộc nhóm nguy cơ. Các F0 thuộc nhóm nguy cơ được phát hiện đều được cấp thuốc kháng virus sử dụng ngay, kể cả không triệu chứng. Liên tiếp tuần qua, những bệnh nhân thở máy, tử vong đều giảm sâu sau khi triển khai chiến dịch được 1 tháng. Hiện nay số tử vong giảm rất sâu, dưới 20 ca/ngày" - bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu nói.

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết năm 2021 là một năm chưa có tiền lệ, trải qua nhiều khó khăn, vất vả nhưng có nhiều điều đáng nhớ trong cuộc đời.

Theo ông Dương Anh Đức, TP hiện đang điều trị khoảng 25.000 bệnh nhân Covid-19, chỉ còn 1/4 số bệnh nhân so với những ngày cao điểm là 90.000 bệnh nhân. Tính đến ngày hôm nay (12-1), TP đã tiêm được gần 19 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho cả mũi 1, 2, 3. "Từ nay đến trước khi nghỉ Tết Nguyên đán – 2022, TP sẽ cố gắng tiêm thật nhiều vắc-xin cho các đối tượng nguy cơ cao" – ông Dương Anh Đức nói.

Ngoài ra, TP sẽ tiếp tục chăm lo cho người bệnh Covid-19 trong giai đoạn hậu nhiễm Covid-19. Bởi đây là vấn đề cần quan tâm trong thời gian dài.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo