xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chăm sóc sức khỏe chủ động để phòng bệnh

Khánh Anh

Các bệnh không lây nhiễm đang chiếm 73% số ca tử vong hằng năm. Nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc và tử vong cao đối với các bệnh không lây nhiễm xuất phát từ lối sống và sự chủ quan của người Việt.

Hội nghị trực tuyến giới thiệu báo cáo "Sức mạnh của việc tự chăm sóc sức khỏe - Nỗ lực hướng đến mục tiêu bao phủ sức khỏe toàn dân" đã diễn ra sáng 21-8, tại TP HCM. Đây là nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên và độc quyền về lĩnh vực tự chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia tại hội nghị, Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển tại khu vực Asean với gần 90% dân số (khoảng 84 triệu người) được hỗ trợ bởi bảo hiểm. Với những thành công đáng ghi nhận trong công tác kiểm soát dịch Covid-19, Việt Nam đã chứng minh được năng lực phát triển y tế và từng bước hướng đến những mục tiêu xa hơn, điển hình là đạt tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về mục tiêu phát triển Chương trình bao phủ sức khỏe toàn dân (UHC) vào năm 2030. Tuy nhiên, báo cáo đã chỉ ra Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức y tế. Có thể kể đến như tốc độ già hóa dân số, gánh nặng chi trả cho các dịch vụ y tế đối với tài chính hộ gia đình cũng như tổng chi tiêu y tế quốc gia, sự tăng trưởng của các bệnh lý không lây nhiễm gây ra bởi lối sống…

Chăm sóc sức khỏe chủ động để phòng bệnh - Ảnh 1.

Các chuyên gia thảo luận tại hội nghị trực tuyến về tự chăm sóc sức khỏe ảnh Hải Yến

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng tự chăm sóc sức khỏe là mô hình đã chứng minh được tính hiệu quả tại nhiều quốc gia. Việc chủ động phòng ngừa và kiểm soát những vấn đề y tế cơ bản đã đem đến nhiều lợi ích đối với bệnh nhân - Chính phủ và ngành y tế. "Việt Nam có thể tiết kiệm được từ 0,37 đến 0,61 tỉ USD cho chi phí điều trị nếu người dân tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Việc tự chăm sóc sức khỏe nghĩa là người dân phải có ý dự phòng bệnh tật bằng cách khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, tăng cường vận động, dinh dưỡng phù hợp và bổ sung các vitamin, khoáng chất hợp lý.... Việc triển khai Tự chăm sóc sức khỏe cũng tương thích với những mục tiêu được triển khai trong chương trình "Sức khỏe Việt Nam"- đại diện KPMG Việt Nam - đơn vị nghiên cứu chia sẻ.

Trước đó năm 2019, Chương trình Sức khỏe Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt hướng đến 3 mục tiêu: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân; Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng; Thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để phòng bệnh - Ảnh 2.

Chương trình sức khỏe Việt Nam hướng người dân đến việc tăng cường vận động

Y tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức mới về sức khỏe của người dân trong quá trình phát triển: Gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tàn phế và tử vong sớm do bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh mãn tính về đường hô hấp. Những căn bệnh này là những "sát thủ" hàng đầu, đang chiếm 73% số ca tử vong hằng năm. Nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc và tử vong cao đối với các bệnh không lây nhiễm xuất phát từ lối sống và sự chủ quan của người Việt Nam như: hút thuốc; uống rượu bia; ăn ít rau, trái cây; ăn nhiều muối; thiếu hoạt động thể lực… Trong khi đó mạng lưới y tế tuyến cơ sở chưa quản lý được các bệnh mãn tính, nhiều nơi năng lực còn hạn chế thì người dân chưa có ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm và lười rèn luyện thể chất.

Trước đó nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết thiếu vận động thể lực là một trong 4 yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Vận động thể lực đầy đủ sẽ giảm 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân; giảm từ 20 - 40% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư đại trực tràng và ung thư vú ở phụ nữ; giảm nguy cơ mắc trầm cảm, phòng ngừa bệnh loãng xương, cải thiện trí nhớ và giúp kiểm soát cân nặng.

Tại Việt Nam hiện nay, có khoảng 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng nhanh gánh nặng bệnh không lây nhiễm, ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và làm giảm tuổi thọ của người dân.

Bộ Y tế mong muốn mỗi người dân cùng chung tay thực hiện 9 hành động thiết thực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình:

1. Tập thể dục giữa giờ nhanh, vui, khỏe

2. 10 ngàn bước chân mỗi ngày – Thay đổi cuộc sống

3. Ăn giảm muối, đường, ăn nhiều rau xanh trái cây để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật

4. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia

5. Đo đường máu ít nhất một năm 1 lần để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường

6. Sàng lọc phát hiện sớm để chữa khỏi ung thư

7. Chuyển động vì lá phổi khỏe mạnh

8. Hiến máu cứu người một nghĩa cử cao đẹp

9. Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo