Trong đó, chấn thương thể thao liên quan đến khớp gối phải phẫu thuật chiếm đến 80%. Theo PGS Khánh, khi tập bất cứ môn thể thao nào cũng đều có thể bị chấn thương, trong đó hay gặp nhất là bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, kể cả những môn nhẹ như yoga. Gần đây BV gặp khá nhiều chấn thương do tập yoga. Nhẹ thì căng cơ quá mức, nặng có thể dẫn tới chấn thương cổ tay, rách sụn chêm hoặc đứt dây chằng. Độ tuổi thường bị chấn thương thể thao phổ biến ở nhóm tuổi từ 20-45.
Những trường hợp nhập viện do chấn thương thể thao thường có biểu hiện đau dai dẳng, kéo dài; giãn dây chằng bên ở quanh khớp, căng cơ quá mức do rách thớ cơ trong bao cơ; đứt gân gót Achilles gặp nhiều ở những trường hợp chơi tennis hay môn bóng rổ thường chạy nhanh, nhảy cao rồi tiếp đất sai tư thế...
Tập yoga không đúng cách có thể dẫn đến chấn thương. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
PGS Khánh nhận định với sự tiến bộ của y học hiện đại, các phương pháp phẫu thuật nội soi khớp ít xâm lấn dần thay thế phẫu thuật mở trong điều trị các chấn thương và chấn thương thể thao. Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác các thương tổn, độ chính xác lên tới 100%; xử trí nhanh trong phẫu thuật; phẫu thuật ít xâm lấn; sau mổ người bệnh có thể vận động sớm... Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trong quá trình tập thể thao, nếu cảm thấy đau, sưng ở bất cứ đâu cần nghỉ ngơi ngay. Nếu chỉ bị chấn thương phần mềm, cách đơn giản nhất là chườm lạnh.
Bình luận (0)